Đây là giai đoạn ung thư amidan bắt đầu hình thành các mô hoặc khối u ung thư nhỏ khó cảm nhận được. Kích thước khối u dưới 2cm và chỉ phát triển trong khu vực amidan. Các tế bào ung thư chưa xâm chiếm sang các mô khác.
Ở giai đoạn này, bệnh chưa có triệu chứng nào rõ rệt, sức khỏe của bệnh nhân cũng chưa bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, rất ít người phát hiện ra bệnh. Thường bệnh nhân chỉ biết bị ung thư qua tình cờ khám sức khỏe, khám định kỳ, hoặc do xét nghiệm trước khi cắt amidan.
Đây là giai đoạn ung thư amidan dễ chữa trị triệt để nhất. Thường các bác sĩ sẽ tiêm tê cục bộ và dùng tia laser để cắt bỏ phần chứa tế bào ung thư và các mô xung quanh để ngăn ngừa nó phát triển và lan rộng sang các bộ phận khác. Nếu có phác đồ điều trị phù hợp thì tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh và sống sót sau 5 năm là trên 90%.
Ở giai đoạn 2, các mô ung thư đã phát triển to hơn, khiến triệu chứng bệnh cũng thể hiện rõ hơn. Triệu chứng thường gặp nhất là amidan sưng to, đau họng, khó nuốt, có thể khạc ra máu. Tuy nhiên mọi người thường chủ quan, chỉ nghĩ rằng bản thân bị viêm amidan nên bỏ qua việc khám chữa.
Các khối u ở giai đoạn ung thư amidan này có kích thước khoảng 2 - 4cm nhưng vẫn phát triển trong khu vực amidan, chưa di căn sang các tổ chức lân cận. Bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh nhờ khám amidan hoặc chọc sinh thiết kiểm tra.
Bác sĩ thường sẽ chỉ định phương pháp xạ trị, hoặc phẫu thuật kết hợp xạ trị để điều trị ung thư amidan giai đoạn 2.
Có tới 75% bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này, khi ung thư amidan đã di căn hạch, bởi các triệu chứng đã rõ nét, ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống và sức khỏe của bệnh nhân. Các cơn đau ngày càng dữ dội, bệnh nhân khó nuốt và khó thở, họng hay xuất huyết hơn.
Đây là giai đoạn ung thư amidan đã phát triển ra toàn bộ vùng amidan và bắt đầu xâm lấn sang hạch bạch huyết và các bộ phận bên cạnh. Các khối u đã phát triển lên kích thước khoảng 4cm. Để điều trị, bệnh nhân cần phải kết hợp cả 2 phương pháp hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, khả năng khỏi hẳn là rất thấp.
Đây là giai đoạn ung thư amidan đã lan ra các hạch bạch huyết và các bộ phận xa như vòm họng, hầu, lưỡi, phổi hoặc xương. Khối u có nhiều kích thước khác nhau. Bệnh nhân có nhiều biến chứng nguy hiểm như đau dồn dập và dữ dội, khớp hàm bị thít chặt do các u phát triển chèn ép các cơ hàm, cụt lưỡi gà là thức ăn bị trào ngược lên mũi, chảy máu tai và mũi,....
Đây là giai đoạn ung thư amidan có tiên lượng xấu, thường khó chữa trị triệt để. Các phương pháp điều trị thường có mục đích là giúp giảm đau và ngăn chặn bệnh phát triển, duy trì sự sống. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn khoảng 20%.
Việc điều trị ung thư amidan có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi bệnh triệt để càng cao. Tuy nhiên, các triệu chứng ở giai đoạn ung thư amidan sớm thường rất mờ nhạt. Do vậy, bạn nên đi tầm soát ung thư định kỳ và đến bệnh viện ngay khi sức khỏe có các triệu chứng bất thường để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời.