Tìm hiểu 2 phương pháp kiểm tra chức năng gan

Tìm hiểu 2 phương pháp kiểm tra chức năng gan
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, có chức năng lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thế. Do đó, gan rất dễ bị nhiễm độc và tổn thương. Các phương pháp kiểm tra chức năng gan cần được thực hiện định kỳ để bảo vệ gan luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt.

1. Xét nghiệm hình ảnh kiểm tra chức năng gan

- Siêu âm gan là phương pháp kiểm tra chức năng gan không đau và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ bôi gel trên da bụng, sau đó dùng thiết bị siêu âm quét qua vùng gan, hình ảnh gan sẽ hiện rõ trên máy tính. Nhờ các hình ảnh siêu âm mà bác sĩ có thể kiểm tra kích thước, bề mặt gan và những bất thường nếu có.

- Chụp CT là phương pháp chụp cắt lớp gan, giúp hiển thị mặt cắt ngang của gan, từ đó bác sĩ có thể kiểm tra sâu hơn vào các mô và cơ quan trong gan. Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá sâu hơn về khối u ở gan được phát hiện bằng siêu âm.

- Chụp MRI là phương pháp chụp cộng hưởng từ, giúp kiểm tra chức năng gan rõ ràng và chi tiết hơn chụp CT. Phương pháp chụp MRI thường hữu ích trong việc phát hiện ra gan nhiễm mỡ, gan bị rối loạn tích lũy sắt và u mạch máu.

Các phương pháp xét nghiệm hình ảnh kiểm tra chức năng gan giúp tăng sự chính xác trong chẩn đoán. Nhưng gan có khả năng "ngụy trang" rất tốt. Do đó, khi đánh giá bệnh gan, thường bác sĩ phải dựa vào sinh thiết gan.

2. Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan

Đây là phương pháp kiểm tra chức năng gan chuyên sâu hơn so với các xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu từ bệnh nhân, gửi đến phòng thí nghiệm. Từ việc kiểm tra các thành phần trong máu có thể phán đoán gan có hoạt động bình thường không. Các bác sĩ thường đo các enzyme và protein cụ thể trong máu như:

- Alanine transaminase (ALT) là một loại enzyme trong gan, có vai trò chuyển hóa protein. Khi nồng độ ALT trong máu cao, chứng tỏ gan đang bị tổn thương.

Ảnh 3.

Alanine transaminase (ALT) là một loại enzyme trong gan (Ảnh: Internet)

- Aspartate transaminase (AST) là một loại enzyme giúp chuyển hóa alanin, một loại axit amin. Khi nồng độ AST trong máu cao, chứng tỏ gan hoặc cơ đang bị tổn thương.

- Phosphatase kiềm (ALP) là một loại enzyme trong gan, ống mật và xương. Khi nồng độ ALP trong máu cao, chứng tỏ gan bị tổn thương, hoặc bệnh nhân có vấn đề về mật hoặc xương.

- Albumin là protein được tạo ra ở gan, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Nếu nồng độ albumin thấp chứng tỏ gan đã bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Albumin.

- Bilirubin là một chất được tạo ra khi hồng cầu bi phá vỡ. Gan chịu trách nhiệm lọc Bilirubin và đào thải nó qua phân. Nếu nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao thì chứng tỏ bệnh nhân bị tổn thương gan hoặc thiếu máu.

- Gamma–glutamyltransferase (GGT) là một enzyme được tìm thấy trong tế bào gan, tế bào biểu mô đường mật, ống thận, tuyến tụy và ruột. Nếu nồng độ GGT trong máu cao chứng tỏ gan bị tổn thương, có hiện tượng ứ mật, hoặc các vấn đề khác như viêm tụy, béo phì, đái tháo đường,...

- L–Lactate dehydrogenase (LD) được tìm thấy trong nhiều mô cơ thể, bao gồm cả gan. Nồng độ LDH tăng cao có thể chỉ ra tổn thương gan.

- Prothrombin time (PT) là thời gian máu đông lại tạo thành cục máu đông. Nếu chỉ số PT tăng thì chứng tỏ gan đang bị tổn thương hoặc bệnh nhân đang uống các loại thuốc làm loãng máu như warfarin.

- Xét nghiệm glucose huyết thanh đo lường khả năng sản xuất glucose của gan, thường là xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cuối cùng, khi nghi ngờ bệnh nhân bị suy gan.

Ảnh 5.

Xét nghiệm glucose huyết thanh đo lường khả năng sản xuất glucose của gan (Ảnh: Internet)

Nếu như các xét nghiệm hình ảnh chỉ phát hiện ra các tổn thương gan đã nặng nề, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hình dạng gan. Thì xét nghiệm máu có thể đưa ra chẩn đoán sớm các vấn đề của gan. Gan là một bộ phận rất quan trọng, chỉ cần gan có vấn đề thì tất cả các bộ phận khác của cơ thể đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. 

Do đó, tốt nhất mọi người nên làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề của gan.


Tác giả: Mai Nhung