Nước dừa được coi là một thức uống lành mạnh giàu chất điện giải, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người tin rằng loại đồ uống này cũng tốt cho người bệnh tiểu đường vì nước dừa ít calo, không chứa đường nhân tạo và có nhiều chất xơ.
Trước khi tìm hiểu xem người bị tiểu đường uống nước dừa được không, hãy cùng tìm hiểu qua các tác dụng của nước dừa.
Nước dừa là một nguồn bổ sung hoàn hảo cho điện giải, Nó giàu hai muối thiết yếu là kali và natri, cùng với canxi, phốt pho, kẽm, mangan, sắt, đồng và các axit amin cơ bản.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường bị lưu thông máu kém. Thường gặp những biểu hiện như tê bì tay chân, thị lực mờ … Nước dừa cải thiện lưu thông máu bằng cách giãn nở huyết mạch, giảm hình thành cục máu đông nên sẽ giúp lưu thông trong máu tốt hơn.
Nước dừa là một nguồn bổ sung hoàn hảo cho điện giải. (Ảnh: Internet)
Nước dừa có chỉ số đường huyết là 3, nên không làm tăng đột ngột mức đường huyết.
Nước dừa có khả năng ngăn ngừa đói không cần thiết và do đó giúp bạn ăn ít hơn. Vì vậy, nước dừa hội đủ điều kiện như là một bữa ăn phụ lý tưởng cung cấp năng lượng và ít calo.
Nước dừa có khả năng ngăn ngừa đói không cần thiết và do đó giúp bạn ăn ít hơn. (Ảnh: Internet)
Người tiểu đường uống nước dừa được không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân.Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng nước dừa trưởng thành có khả năng điều hòa, hạ đường huyết và giúp tăng cường chống oxy hóa.
Tuy nhiên, hầu hết nước dừa được bán trong các cửa hàng ngày nay là từ dừa non chứ không phải từ trái dừa trưởng thành.
Mặc dù có rất nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, nhưng do hàm lượng carbonhydrat trong nước dừa nên người bị tiểu đường cần tiêu thụ nước dừa một cách có kiểm soát.
Người bị tiểu đường nên uống nước dừa một cách có kiểm soát. (Ảnh: Internet)
Một số quan niệm cho rằng nước dừa rất tốt cho người đái tháo đường vì nước dừa chứa ít calo, không chứa đường nhân tạo và có nhiều chất xơ.
Tuy nhiên, thực hư tiểu đường uống nước dừa được không? Các chuyên gia về y tế cho biết nước dừa là một trong những loại thức uống mà bệnh bệnh nhân cần chú ý nếu đường huyết trong máu đang ở mức cao. Không nên uống nước dừa mỗi ngày. Dù không chứa đường nhân tạo nhưng trong nước dừa cũng chứa không ít lượng đường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Nếu kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể thưởng thức nước dừa nhưng cần phải hạn chế, không được uống thường xuyên. Có thể dùng 250 ml nước dừa/ngày chia thành hai lần uống. Uống nhiều hơn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn nên chú ý uống nước dừa nguyên chất mà không thêm bất kỳ thứ gì khác.
Nếu kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể thưởng thức nước dừa nhưng cần phải hạn chế, không được uống thường xuyên. (Ảnh: Internet)
Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường băn khoăn không biết mình có được uống nước dừa hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nội tiết, khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể uống nước dừa nhưng cần phải thay đổi cách uống bằng phương pháp thay thế như một bữa ăn phụ.
Hướng dẫn cách uống nước dừa đúng cách cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ:
- Trong 3 tháng đầu: mẹ bầu không nên uống nước dừa do ở giai đoạn này mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với chứng ốm nghén. Nếu mẹ bầu uống nước dừa sẽ làm cho tình trạng ốm nghén càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt mẹ bầu không nên uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
- Hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn, mẹ bầu uống nước dừa vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu phải đi tiểu đêm nhiều lần hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không nên uống quá nhiều nước dừa: Trong nước dừa chứa một hàm lượng đường nhất định, do đó những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên quá lạm dụng thứ thức uống thiên nhiên này.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn cùi dừa có tốt không? Như đã giải thích ở trên, trong dừa chứa một hàm lượng đường nhất định và trong cùi dừa chứa nhiều axit béo no, khi ăn vào sẽ khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đặc biệt chú ý không nên ăn cùi dừa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Những mẹ bầu bị chứng huyết áp thấp hoặc từng bị suy nhược cơ thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên uống nước dừa hay không.
- Cách lựa dừa: Bà bầu nên uống những quả dừa còn ở trong buồng để lấy nước uống trực tiếp, hạn chế uống cùng với đá và không nên uống nước dừa khi cơ thể đang nóng, mệt mỏi hoặc khi vừa mới đi tập thể dục về vì dễ khiến cơ thể bị cảm.
4. Lưu ý
- Nước dừa có chứa nhiều kali nếu người bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính uống quá nhiều nước dừa sẽ dễ làm cho lượng kali trong máu tăng lên dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Bệnh nhân tiểu đường uống nước dừa được không? Có! Nhưng không nên ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa axit béo no, không tốt cho tình trạng bệnh.
- Những người sau đây tuyệt đối không nên uống nước dừa: người bị tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, huyết áp thấp.