Tiểu đường trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa

Tiểu đường trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa
Tiểu đường trẻ em đang có xu hướng gia tăng do những khó khăn trong điều trị do chế độ dinh dưỡng cần phải duy trì cho trẻ khác so với người lớn

Thói quen ăn uống cũng như lối sống không kiểm soát được của trẻ em là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường trẻ em. Hiểu đúng về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị sẽ giúp các bậc phụ huynh bảo vệ sức khỏe của con mình.

Bệnh tiểu đường trẻ em là một trong các bệnh mãn tính phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hơn nữa đối với cả trẻ em và người lớn thì đây là một căn bệnh khó khống chế.

Theo nhiều báo cáo cho biết tỷ lệ mắc tiểu đường trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng. Hay nói cách khác, tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hóa.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường ở trẻ em nằm trong nhóm phụ thuộc insulin. Bệnh xảy ra do tuyến tụy không thể sản xuất được đủ lượng insulin cần thiết để cơ thể sản sinh ra năng lượng đi khắp cơ thể.

Bệnh tiểu đường trẻ em là một dạng bệnh giống như bệnh miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào mô hoặc những tổ chức tế bào của cơ thể trong đó có insulin ở tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy.

1. Nguyên nhân tiểu đường trẻ em

Dưới đây là những nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ em:

- Bệnh tiểu đường trẻ em type 1 được cho là có tính chất di truyền, do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp insulin, rối loạn ở nơi sản xuất insulin và thường có tính chất bẩm sinh

- Với tiểu đường trẻ em type 2 thường bắt gặp ở người lớn nhiều hơn, nguyên nhân là do bị béo phì, sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động,...

Ngoài ra thì các chuyên gia còn nhận định nguyên nhân gây tiểu đường trẻ em có thể do môi trường sống. Nếu như không được phát hiện kịp thời có thể gây hôn mê và nguy hiểm hơn là tử vong. 

2. Biểu hiện sớm của bệnh

Bởi bệnh không có dấu hiệu đặc thù nên rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác, thậm trí ở nhiều trẻ còn không có biểu hiện gì. Dưới đây là những biểu hiện của tiểu đường trẻ em có thể xuất hiện trong vài tuận, cụ thể:

- Mệt mỏi kéo dài

- Khát nước và khô miệng liên tục

- Đau bụng

- Đi tiểu liên tục hoặc tè dầm, với trẻ sơ sinh thì bỉm thường xuyên nặng hơn

- Đau đầu

- Tụt cân không rõ nguyên nhân

3. Điều trị và phòng ngừa như thế nào?

tieu-duong-tre-em-hieu-dung-de-phong-ngua

Cách phòng chống và điều trị tiểu đường trẻ em (Ảnh: suckhoedoisong)

 

Tác giả: KP