5 điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

5 điều cần biết về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có liên quan mật thiết đến chỉ số đường huyết khi mang thai bị thay đổi bất thường. Một phần nguyên nhân là do sinh hoạt cũng như ăn uống bị thay đổi vì thế nên quan sát chặt chẽ để bảo vệ mẹ và bé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiều đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24.

Bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sử dụng glucose của những tế bào trong cơ thể. Tiểu đường thai kỳ làm đường huyết tăng cao gây tác động xấu tới thai nhi và mẹ bầu.

Theo các nhà khoa học thì lượng đường trong máu của sản phụ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu như đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu.

Xem thêm:

Dấu hiệu tiểu đường type 2

Nếu đang mắc tiểu đường type 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

2. Đối tượng mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì là một trong những bệnh thường gặp nhất khi mang bầu. Bệnh đặc biệt phổ biến ở những mẹ bầu bị chứng "béo phì". 

3. Yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ:

- Trên 25 tuổi

- Có tiền sử hoặc người thân bị mắc bệnh tiểu đường

- Thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên

- Mẹ bầu bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang

- Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose

- Từng bị tiểu đường thai kỳ

- Dùng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim), glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn) hay những loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)

- Từng sinh bé có cân nặng lớn (>4kg)

4. Chỉ số đường huyết không an toàn

Dưới đây là mức đường trong máu không bình thường đối với phụ nữ đang mang thai:

- Chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn 95 mg glucose/ 100 ml máu

- Chỉ số đường huyết sau ăn 1 tiếng lớn hơn 180 mg glucose/ 100 ml máu

- Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2-3 tiếng lớn hơn 140 mg glucose/ 100 ml máu

5. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ bao gồm: sinh non, thai bị chết lưu hay tiền sản giật,...

Ngoài ra thì những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường có tỷ lệ sinh mổ cao hơn bình thường, nguyên nhân là do thai to; đồng thời thì bé sinh ra cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì và những bệnh về hô hấp cao hơn.

Vì vậy mà mẹ bầu cần phải thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để có thể dễ dàng theo dõi những biến động và phòng ngừa được các biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra.

Trong một vài trường hợp, mẹ bầu sẽ có thể cần phải sử dụng thuốc để điều chỉnh được insulin có trong cơ thể nhưng vãn tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

tieu-duong-thai-ky-la-gi-1

Cần chú ý đến dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ (Ảnh: Internet)

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thường xuyên để kiểm soát tốt mức đường huyết, nâng cao sức khỏe.

Tác giả: KP