Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát đường huyết hiệu quả?
Cơm trắng là thực phẩm nên hạn chế với bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vậy tiểu đường ăn gì thay cơm để ổn định đường huyết?

Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, giúp duy trì chỉ số đường máu ổn định. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần hạn chế ăn cơm trắng. Vậy tiểu đường ăn gì thay cơm để vừa kiểm soát chỉ số đường huyết vừa tốt cho sức khỏe?

1. Tại sao cơm trắng lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường?

Bên cạnh nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, các chất kích thích, cơm trắng là thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh.

Theo các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, cơm trắng là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và dễ làm đường huyết tăng cao (cơm trắng có chỉ số đường huyết GI = 83). Vì vậy, nếu người bệnh tiểu đường vẫn giữ chế độ ăn đầy đủ cơm trắng trong mỗi bữa ăn thì chỉ số đường huyết dễ bị tăng lên đột ngột, tác động tiêu cực tới quá trình điều trị bệnh.

Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát tình trạng bệnh? - Ảnh 1.

Ăn cơm quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng đột ngột - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Ăn nhiều cơm có tốt không? 7 tác hại khi ăn nhiều cơm trắng

Gạo lứt là gì? Tìm hiểu các loại gạo lứt giảm cân hiệu quả

Việc tăng chỉ số đường huyết đột ngột không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn cơm trắng, thay vào đó là những thực phẩm khác có hàm lượng đường thấp hơn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

2. Tiểu đường ăn gì thay cơm?

Theo các bác sĩ, nguyên tắc lựa chọn thực phẩm thay cơm là thực phẩm đó vừa đảm bảo không gây tăng đường huyết vừa cung cấp đủ năng lượng tương tự như cơm ăn hàng ngày.

2.1. Thay thế cơm trắng bằng yến mạch

Tiểu đường ăn gì thay cơm? Yến mạch là câu trả lời không nên bỏ qua. So với cơm trắng, yến mạch là loại ngũ cốc chứa hàm lượng tinh bột thấp hơn nhiều.

Không những chứa hàm lượng tinh bột thấp, các nghiên cứu còn cho biết yến mạch còn giúp làm tăng nhạy cảm của insulin với thụ thể trên tế bào. Chính vì vậy, insulin làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài ra, yến mạch còn là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Yến mạch giúp cung cấp chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường có thể ăn một bát yến mạch với sữa chua và hoa quả vào buổi sáng thay cho cơm trắng.  

2.2. Tiểu đường ăn gì thay cơm? Gạo lứt

Cơm gạo lứt là thực phẩm tốt cho tiểu đường và có thể dùng để thay thế cơm trắng. Nguyên nhân là vì gạo lứt có chỉ số đường huyết và hàm lượng tinh bột thấp hơn cơm trắng. 

Không những vậy, gạo lứt vẫn giữ được lớp cám gạo và chất xơ hòa tan. Vì thế, ăn cơm gạo lứt giúp giảm thời gian tiêu hóa và hấp thu tinh bột. Ngoài ra, trong thành phần của gạo lứt có hàm lượng vitamin B1 nhiều hơn cơm trắng.

Do đó, ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng không những giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, giảm hẳn những cơn thèm ăn, thèm tinh bột mà còn giúp giảm các triệu chứng tê bì chân tay.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn tối đa 3 - 4 bát cơm gạo lứt. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau củ quả, protein từ thịt cá.

Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát tình trạng bệnh? - Ảnh 2.

Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng - Ảnh Internet.

2.3. Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang thay cơm

Khác với cơm trắng, tinh bột có trong khoai lang không gây tăng đường huyết vì đây là tinh bột kháng đường. Vì thế, khoai lang cũng là thực phẩm được khuyên dùng thay cơm cho những bệnh nhân mắc tiểu đường.

Không những không gây tăng đường huyết, khoai lang còn giúp tăng hoạt động của insulin, bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa, kích thích sản xuất dịch vị, giảm đầy hơi khó tiêu hiệu quả.

Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang vào các bữa trong ngày để thay cơm trắng. Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều khoai lang, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, tối đa 300g mỗi ngày. 

2.4. Dùng hạt chia, hạt lanh thay thế cơm trắng

Hạt chia, hạt lanh là câu trả lời không thể bỏ qua với câu hỏi tiểu đường ăn gì thay cơm. Nguyên nhân là vì hạt chia, hạt lanh cung cấp các loại vitamin, chất khoáng (sắt, photpho, omega-3), chất xơ hòa tan tốt cho người bệnh tiểu đường. 

Không những vậy, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết các loại khoáng chất và dinh dưỡng có trong hạt chia và hạt lanh giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch, huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.

Vì thế, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng hạt chia, hạt lanh thay cho cợ trắng vào bữa sáng hoặc ăn cùng sữa chua, hoa quả trước khi dùng bữa chính. Ăn hạt chia, hạt lanh bằng cách này không những giúp cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giảm cảm giác thèm tinh bột ở người tiểu đường.

2.5. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng đậu đỗ thay cơm

Các loại đậu, đỗ như đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ đều là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp ổn định đường huyết. Không những vậy, ăn đậu, đỗ thay cơm cũng giúp cải thiện và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Người bệnh có thể sử dụng đậu đỗ thay cơm bằng cách nấu chè đậu, canh, súp đậu, kết hợp đậu với gạo lứt. Lưu ý, nên hạn chế dùng đường khi chế biến để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát tình trạng bệnh? - Ảnh 3.

Ăn đậu đỗ thay cơm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết - Ảnh Internet.

3. Cách ăn cơm trắng đúng cách cho người bị tiểu đường

Không ít bệnh nhân tiểu đường không dám ăn cơm, cắt bỏ hoàn toàn cơm và các thức ăn chứa tinh bột khác vì cho rằng ăn cơm sẽ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. 

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm hàng ngày với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể. Cụ thể, khi ăn cơm trắng, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau:

- Ăn ít cơm trắng hơn bình thường, không tuyệt đối kiêng cơm trắng. Cụ thể, với nam giới thể trạng bình thường, tập luyện thể thao thường xuyên có thể ăn 1,5 bát cơm vào bữa chính, còn nữ giới thì ăn một bát cơm.

- Trước khi ăn cơm trắng, người bệnh nên ăn rau củ, hoa quả để giúp cảm giác thèm ăn.

- Tự kiểm tra chỉ số đường huyết sau mỗi bữa ăn: Nếu nồng độ đường máu vượt quá 10mmol/l thì bệnh nhân cần giảm cơm trắng ở những bữa sau. 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn gì thay cơm. Người bệnh hoàn toàn có thể thay thế cơm trắng bằng những loại thực phẩm đã liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Nếu có những thắc mắc liên quan tới dinh dưỡng, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát đường huyết hiệu quả? - Ảnh 5.

 

Tác giả: Ngọc Điệp