Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19
Tiếp xúc với các vật chất gây ô nhiễm không khí dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi.

Tiếp xúc với các vật chất gây ô nhiễm không khí dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi. Đây là kết quả nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển), qua đó bổ sung nghiên cứu về vấn đề vai trò của chất lượng không khí trong đại dịch và phản ánh cái giá sức khỏe mà con người phải trả do ô nhiễm.

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19

Theo kết quả nghiên cứu, người trẻ hít phải một số khói bụi ô nhiễm do các phương tiện giao thông xả ra sẽ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Nghiên cứu thực hiện với 425 người được xác nhận mắc COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 5/2020-3/2021, phần lớn ở độ tuổi 26.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá mối liên hệ giữa nguy cơ mắc COVID-19 và tình trạng tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong vài ngày trước khi xét nghiệm PCR. Nghiên cứu ước tính mức độ tiếp xúc với 4 chất gây ô nhiễm gồm NO2, carbon đen, bụi min PM10 và bụi mịn PM2.5 dựa theo địa chỉ nhà ở và đối chiếu với một nhóm tương đồng các điều kiện từ một cơ sở dữ liệu theo dõi 4.000 người sinh sống ở Stockholm, sinh từ năm 1994-1996, trong suốt thời gian sau đó.

Kết quả chỉ ra việc tiếp xúc với các loại bụi PM10 và PM2,5 trong 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm PCR có thể làm tăng nguy cơ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Nguy cơ dương tính cũng tăng nếu người đó tiếp xúc với carbon đen một ngày trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa việc hít phải khí NO2 và nguy cơ mắc COVID-19. Những mối liên hệ này cũng không chịu tác động bởi các yếu tố khác như giới tính, thói quen hút thuốc, tình trạng thừa cân hay bệnh hen.

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19 (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giảm nguy cơ mắc Covid-19 hay không?

Điểm mặt top 8 nguyên nhân ô nhiễm không khí đáng báo động

Theo Giáo sư Erik Melen, từ Viện Karolinska ở Stockholm, đồng thời là một tác giả của nghiên cứu, các yếu tố khiến nguy cơ nhiễm bệnh tăng ở mức độ vừa phải có thể không quá gây chú ý nhưng trong bối cảnh mọi người trên thế giới đều tiếp xúc với khói bụi gây ô nhiễm, dù ít hay nhiều, thì kết quả nghiên cứu trên sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt sức khỏe cộng đồng. Giáo sư Olena Gruzieva, từ Viện Y học môi trường thuộc Viện Karolinska, cũng cho rằng kết quả trên tiếp tục khẳng định các nỗ lực cải thiện chất lượng không khí sẽ mang lại những lợi ích tiềm năng.

Ô nhiễm không khí cũng được biết đến là yếu tố gây nguy cơ mắc hoặc tử vong một số căn bệnh phổ biến, ví dụ như bệnh tim, đột quỵ, ung thư và suy nhược thần kinh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính ô nhiễm không khí có thể dẫn tới 7 triệu ca tử vong mỗi năm và giảm chất lượng cuộc sống của hàng triệu người, kéo theo gánh nặng y tế tương đương với các nguyên nhân khác như hút thuốc lá hoặc ăn uống không lành mạnh.

Từ lâu, ô nhiễm không khí đã bị coi là tác nhân dẫn tới các bệnh hô hấp như cúm, việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc COVID-19. Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra những khu vực có chất lượng không khí thấp thường ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 hơn. Đây là nghiên cứu đầu tiên khẳng định việc tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng làm tăng nguy cơ mắc COVID-19. Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phân tích mối liên hệ giữa khói bụi ô nhiễm và các triệu chứng hậu COVID-19 ở người trẻ.

Thông tin nghiên cứu: Effect of short-term exposure to air pollution on COVID-19 mortality and morbidity in Iranian cities

Làm cách nào để bảo vệ sức khoẻ trước ô nhiễm không khí?

Theo chia sẻ của PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh - Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương; Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tai mũi họng là "cửa ngõ" đầu tiên của đường thở và sẽ chịu gánh nặng đầu tiên nếu không khí bị ô nhiễm. Do vậy, việc hạn chế tiếp xúc với các phương tiện giao thông, công trình xây dựng là điều cần thiết để bảo vệ bản thân chúng ta. Ngoài gia, TS Phạm Tuấn Cảnh cũng hướng dẫn thực hiện các biện pháp sau:

1. Tuyệt đối không được bỏ khẩu trang

Việc đeo khẩu trang là điều cực kỳ cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn khẩu trang đạt tiêu chuẩn nhiều lớp và có lớp lọc bụi do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm sát khuôn mặt. Khẩu trang dù không đảm bảo ngăn chặn 100% khói bụi nhưng sẽ làm hạn chế chúng xâm nhập vào mũi vào phổi.

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Tuyệt đối không được bỏ khẩu trang (Ảnh: Internet)

2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Bất kể trẻ em hay người lớn thì đều cần bảo vệ cơ quan khứu giác sạch sẽ tránh chất bẩn và vi trùng từ không khí. Cũng theo BS. Huỳnh Khắc Cường - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TPHCM và các tỉnh phía Nam cho rằng việc vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý dạng nhẹ rất cần thiết như vệ sinh răng miệng hằng ngày.

3. Cập nhật thông tin thường xuyên

Các nguồn tin cậy như thời sự, các ứng dụng trên điện thoại là các nguồn tin cậy để bạn chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trước khi đi ra khỏi nhà.

Vào những ngày chất lượng không khí kém, bạn nên hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa

Phần lớn thời gian chúng ta ở trong nhà (tại gia đình và nơi làm việc), do đó để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí trong nhà, chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa ít nhất mỗi tuần 1 lần, lau dọn bằng khăn ướt sẽ giúp giảm thiểu bụi bẩn trong nhà đi nhiều lần. Có thể sử dụng các loại máy lọc không khí để hạn chế sự ô nhiễm trong không gian sống.

Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng tăng nguy cơ mắc COVID-19 - Ảnh 3.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa (Ảnh: Internet)

5. Sử dụng nhiên liệu điện

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là người dân sử dụng bếp than tổ ong quá nhiều. Hà Nội, hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong. Chuyển sang dùng bếp điện bếp từ hoặc bếp điện sẽ hạn chế được nhiều nồng độ khí thải ra không khí.

6. Khuyến cáo đối với người bị bệnh hô hấp

Bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu không thực sự cần thiết. Đặc biệt là những trường hợp bị bệnh hen và phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc uống hằng ngày theo chỉ định của các bác sĩ.


Tác giả: TTX