Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý

Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cảm cúm khi thời điểm giao mùa và mùa đông xuân đến. Vì vậy, phụ huynh cần nắm rõ một số nguyên tắc để tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ an toàn, hiệu quả.

Cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đi tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ đúng lịch để có thể phòng bệnh hiệu quả như mong đợi.

1. Lý do cần tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm?

Biến chứng cảm cúm ở trẻ em có mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với người lớn. Hằng năm có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì những biến chứng nặng do cảm cúm gây ra.

Hằng năm đều phải tiêm phòng cúm cho trẻ vì mỗi năm đều có rất nhiều chủng virus cúm mới, các chủng virus gây bệnh cảm cúm luôn biến đổi, thay đổi tính kháng nguyên qua từng năm. Điều này khiến cho vaccine phòng cảm cúm cho trẻ ở năm nay có thể không còn tác dụng đối với chủng virus cúm mới trong năm sau.

Không chỉ vậy, theo thời gian các kháng thể do vaccine cúm tạo ra cũng yếu dần. Thành phần vaccine phòng cúm cho trẻ cũng được cập nhật hằng năm và thay đổi phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành. Vì vậy, khuyến cáo tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của các chủng virus như cúm.

Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý - Ảnh 2.

Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ trước mùa cúm diễn ra - Ảnh Internet

2. Những loại vaccine phòng cúm cho trẻ

Tại Việt Nam hiện nay, cha mẹ cần nắm rõ 2 loại vaccine phòng cúm được sử dụng gồm: Vaxigrip (Pháp) và Influvac (Hà Lan). Được tiêm phòng cúm cụ thể tùy theo loại vaccine, độ tuổi và số mũi đối với từng trẻ khác nhau.

Vaccine Vaxigrip và Influva được tiêm tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 9 tuổi chưa từng tiêm vaccine phòng cúm số mũi được tiêm cho trẻ như sau:

+ Cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

+ 1 năm tiêm nhắc lại mũi hằng năm.

- Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

+ Tiêm 1 mũi với liều lượng 0.5ml.

+ Cũng cần tiêm nhắc lại hằng năm.

Trẻ nhỏ nên tiêm vaccine phòng cúm, vậy người lớn có cần tiêm vaccine phòng cúm hay không? Tìm lời giải đáp qua bài viết tại Đây!

Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý - Ảnh 3.

Vaccine cúm của trẻ có nhiều loại và liều lượng khác nhau - Ảnh Internet

3. Thời điểm nào nên tiêm phòng cúm cho trẻ và một vài phản ứng phụ khi tiêm phòng

Thời điểm nên tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ:

Dịch cúm thường xuất hiện quanh năm nhưng đạt đỉnh điểm vào một số tháng như tháng 3, tháng 4, tháng 10 hằng năm. Do đó, bạn nên chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ trước khi vào mùa cúm từ 2 tuần đến 1 tháng để vaccine phòng cúm có tác dụng phòng ngừa cảm cúm ở trẻ.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, trước khi mang thai, phụ nữ có thể tiêm phòng cúm. Việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai của phụ nữ đem lại hiệu quả giúp bà bầu bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Không chỉ vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai còn có tác dụng giúp trẻ sơ sinh tạo hệ miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời để bé có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi đủ độ tuổi có thể tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ.

Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý - Ảnh 4.

Chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ trước khi vào mùa cúm từ 2 tuần đến 1 tháng để vaccine phòng cúm có tác dụng phòng ngừa hiệu quả - Ảnh Internet

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm:

Các phản ứng phụ có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ khi tiêm phòng cúm như sau:

- Xuất hiện vết sưng tấy, đau tại vị trí tiêm.

- Đặc biệt đối với trẻ chưa từng nhiễm virus cúm có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi.

- Những phản ứng phụ do tiêm vaccine ngừa cúm xảy ra rất hiếm hoi. Đa số chỉ kéo dài khoảng 2 ngày. Nếu trẻ liên tục bị sốt cao hoặc xảy ra những dấu hiệu bất thường nào thì phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.


Tác giả: Nắng Mai