Tiêm thuốc tránh thai đối với phụ nữ được biết là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng và tương đối an toàn giúp phụ nữ tránh mang thai trong thời gian chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không tới sức khoẻ của phụ nữ thì không phải ai cũng biết.
Thực tế, thời gian tác dụng của tiêm thuốc tránh thai kéo dài, vì vậy không cần phải sử dụng thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên, tiêm thuốc tránh thai cũng gây ra những tác dụng phụ.
Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời nhưng đem lại hiệu quả cao, thuốc được chỉ định tiêm bắp sâu và theo định kỳ từ 1 đến 3 tháng một lần.
Thuốc tiêm tránh thai được chia ra làm 2 nhóm.
- Nhóm 1 thành phần gồm: progestin, estrogen.
- Nhóm thứ hai chỉ có progestin.
Thời gian tiêm thuốc tránh thai sẽ đem lại tác dụng từ 1 đến 3 tháng tùy thuộc vào loại thuốc mà người phụ nữ sử dụng. Dù thuốc tránh thai đem lại hiệu quả cao và thời gian tác dụng dài nên không cần sử dụng thuốc và không gặp phải tình trạng quên uống thuốc làm giảm tác dụng của viên uống tránh thai. Nhưng điều này cũng kèm theo nếu tiêm thuốc tránh thai gây ra tác dụng phụ thì những ảnh hưởng mà thuốc tiêm tránh thai đem lại cũng không thể dừng ngay được.
Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng làm ức chế quá trình rụng trứng và làm hạn chế sự xâm nhập của tinh trùng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của niêm mạc tử cung thai không đủ điều kiện làm tổ.
Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền?
Đây là câu hỏi mà nhiều phụ nữ trước khi quyết định tiêm thuốc tránh thai quan tâm. Tuy nhiên, tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền, chi phí thuốc tránh thai lại không thể xác định được cụ thể. Đối với mỗi phụ nữ thì mức phí tiêm thuốc tránh thai sẽ dao động, không giống nhau và còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Cơ sở tiêm thuốc tránh thai. Nên lựa chọn cơ sở tiêm thuốc tránh thai uy tín.
- Loại thuốc tiêm tránh thai.
- Số lần tiêm thuốc.
Đọc thêm:
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách
Hiện nay có nhiều loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép và được sử dụng trong việc tiêm ngừa thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có mức giá giao động khác nhau và liều lượng, số lần tiêm khác nhau nên chi phí tiêm thuốc sẽ khác nhau.
Vì vậy muốn biết được tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền thì phụ nữ nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa tốt, gặp trực tiếp bác sĩ và trực tiếp trao đổi trước khi quyết định thực hiện tiêm thuốc tránh thai.
Tiêm thuốc tránh thai làm ức chế quá trình rụng trứng 100%, điều này đồng thời cũng ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tình trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên tiêm thuốc tránh thai đem lại hiệu quả cao.
Thuốc tiêm tránh thai cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ muốn có thai trở lại thì chỉ cần ngừng tiêm thuốc tránh thai vài tháng là có thể có thai trở lại bình thường.
Ngoài ra, tiêm thuốc tránh thai cũng giúp duy trì, làm tăng sự tiết sữa và có tiết sữa với lượng rất nhỏ. Do đó, đối với các mẹ có tiêm thuốc tránh thai thì chiều cao, cân nặng và khả năng phát triển, trí tuệ của thai đều phát triển bình thường nên đây là lựa chọn an toàn và thích hợp đối với người cho con bú.
Thuốc tiêm tránh thai cũng không gây ra những rối loạn về tim mạch, huyết áp và càng không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất steriod và miễn dịch, không gây phù nề hay làm phát triển u xở tử cung nên cũng được dùng cho người bị u xơ tử cung.
Tiêm thuốc tránh thai còn là biện pháp an toàn được sử dụng cho người bị bệnh van tim chưa có biến chứng song không được sử dụng cho người bị bệnh tim nặng như nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.
Chỉ định và chống chỉ định của thuốc tiêm tránh thai:
- Chỉ định:
+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời trong thời gian khoảng 2 năm nhưng lại không muốn sử dụng biện pháp tránh thai hàng ngày.
+ Phụ nữ đang cho con bú, thời gian 6 tuần sau sinh.
+ Xuất hiện các tác dụng phụ do dùng thuốc có estrogen hoặc chống chỉ định với thuốc có estrogen.
+ Sử dụng biện pháp tránh thai thuận tiện, kín đáo.
- Chống chỉ định:
+ Đối với nữ giới chưa đủ 16 tuổi.
+ Phụ nữ nghi ngờ có thai hoặc đang có thai thì phải kiểm tra lại chắc chắn nếu không có thai mới được áp dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai.
+ Nữ giới đang mắc ung thư vú hoặc ung thư vú đã khỏi. Người có u ở vú chưa được xác định ngay cả khi là u lành chưa chữa khỏi. Nếu phụ nữ mắc ung thư buồng trứng.
+ Trường hợp nữ giới bị rong kinh khi chưa rõ nguyên nhân thì không nên tiêm thuốc tránh thai/
+ Nữ giới có các bệnh nội tiết hoặc đang điều trị các bệnh lý.
Tiêm thuốc tránh thai có nhiều lợi ích, tiện lợi nhưng kèm theo đó cũng gây ra một vài tác dụng phụ khiến nữ giới cảm thấy lo lắng. Một vài tác dụng phụ và hướng dẫn xử lý dưới đây sẽ giúp phụ nữ đỡ lo lắng hơn khi quyết định tiêm thuốc tránh thai.
Nếu sử dụng thuốc tiêm tránh thai mà chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, điều này khiến cho niêm mạc tử cung không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh.
Do đó, có tới khoảng 60% nữ giới tiêm thuốc tránh thai gặp phải hiện tượng này. Về bản chất thì hiện tượng này không gây hại cho sức khỏe sinh sản về sau của phụ nữ.
Thuốc tiêm tránh thai có thể khiến nữ giới bị rong kinh, rong huyết, băng kinh và tình trạng rong kinh có thể kéo dài tới 7 đến 8 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu, sau đó sẽ hết dần và đi vào ổn định nên nữ giới vẫn có thể tiếp tục lựa chọn sử dụng tiêm thuốc tránh thai.
Xuất hiện hiện tượng rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Đối với hiện tượng này cũng không quá nghiêm trọng và cũng không cần nhận điều trị vẫn tự hết.
Nếu nữ giới bị băng kinh, đây là hiện tượng khiến lượng máu nhiều hơn bình thường so với hành kinh. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì hiện tượng này rất ít khi xảy ra.
Thực tế, nữ giới có thể xuất hiện tình trạng tăng cân nhanh chóng và sẽ thường tăng từ 5% trong vòng 6 tháng. Nếu tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục diễn ra, có tới 25% nữ giới sau khảo sát đã cho kết quả họ tăng tới 10kg chỉ sau 3 năm sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai.
Nếu tăng cân nhanh chóng khi thực hiện tiêm thuốc tránh thai thì nữ giới có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai khác.
Tiêm thuốc tránh thai lam giảm độ kết dính của xương và gây loãng xương ở nữ giới ở bất cứ độ tuổi nào thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm. Nếu trong phạm vi sử dụng thuốc trong 2 năm thì thường không bị loãng xương hoặc rất hiếm khi xảy ra.
Do đó, các bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo rằng không nên sử dụng thuốc tiêm tránh thai quá 2 năm.
Thực hiện tiêm thuốc tránh thai còn làm cho người sử dụng thay đổi tâm trạng giống như có thai như cảm giác bị buồn nôn, thường cáu gắt, giận dỗi, chán nản và mệt mỏi. Nhưng các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết trong thời gian ngắn, nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài thì cần điều trị.
- Vị trí tiêm:
Vị trí tiêm thuốc có thể xuất hiện vết sưng nóng đỏ đau, tuy nhiên vết sưng này sẽ nhanh chóng mất đi sau vài ngày hoặc cũng có thể thực hiện chườm ấm để nhanh hết.
Bị áp xe tại vị trí tiêm, đây là hiện tượng hiếm gặp. Ngoài vết sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm thì còn xuất hiện thêm cục nhô lên khỏi mặt da, bị mưng mủ, có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi thấy hiện tượng này cần đến cơ sở y tế để được điều trị.
Thực hiện tiêm thuốc tránh thai còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như bị nhức đầu, xuất hiện tình trạng cương vú, bị buồn nôn, đau bụng dưới,...
Tiêm thuốc tránh thai được biết là lựa chọn của nhiều phụ nữ khi ở độ tuổi mang thai nhưng chưa sẵn sàng có con. Dù đem lại nhiều tiện lợi và giúp tránh thai an toàn cao nhưng một vài đối tượng không nên tiêm thuốc tránh thai cần chú ý:
- Nữ giới dưới 16 tuổi không sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai với mục đích tránh thai.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc đang nghi ngờ có thai thì tuyệt đối không tiêm thuốc tránh thai.
- Nữ giới mắc các bệnh như: ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc người bệnh nghi ngờ có khối u vú.
- Một số người phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như lao phổi, động kinh, phụ nữ bị cao huyết áp hoặc gặp các vấn đề tim mạch hay người mắc bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp hoặc bệnh gan mật.
- Các phụ nữ mắc bệnh về suy giảm miễn dịch hoặc người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Không tiêm thuốc tránh thai đối với người phụ nữ đã từng có các xuất huyết bất thường.
- Không tiêm cho người xuất hiện các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tránh thai.
Do đó, việc quyết định có nên sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai hay không cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để nhận thăm khám và tư vấn của bác sĩ để đưa ra biện pháp phòng tránh thai an toàn nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự tiêm thuốc tránh thai tại nhà tránh gây ra những nguy hiểm khó lường.
Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? thì câu trả lời là Có. Dù có một vài vấn đề sức khoẻ nhưng tiêm thuốc tránh thai vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Hi vọng với những thông tin trên, chị em có thể lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.