Tiêm phòng viêm gan B và những câu hỏi thường gặp

Tiêm phòng viêm gan B và những câu hỏi thường gặp
Để đạt được hiệu quả tối đa trong phòng bệnh viêm gan B, bạn cần biết và tuân thủ đúng cách quy trình tiêm phòng viêm gan B. Chích ngừa viêm gan B theo lịch định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh và các hậu quả như xơ gan, ung thư gan.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm gan B

Chích ngừa viêm gan B theo lịch định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh và các hậu quả như xơ gan, ung thư gan. Vaccine được khuyến cáo áp dụng người lớn và trẻ em có khả năng tiếp xúc với virus viêm gan B. 

Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine phòng viêm gan B còn đóng góp kiểm soát viêm gan B và giảm tỷ lệ viêm gan D do viêm gan D không có khả năng xảy ra nếu không bị nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên vaccine tiêm phòng viêm gan B không phòng được các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, virus viêm gan C.

TỪ A - Z VỀ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B BẠN NÊN BIẾT - Ảnh 1.

Tiêm phòng ngăn ngừa bệnh và các biến chứng (Nguồn: Internet)

2. Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn

Trước khi tiêm bạn cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết bản thân đã bị nhiễm bệnh hay trong cơ thể đã có kháng thể chống virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả là HBsAg dương tính nghĩa là đã nhiễm virus viêm gan B và lúc này việc tiêm ngừa sẽ không còn tác dụng. 

Còn nếu HBsAb dương tính có nghĩa cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần phải tiêm vaccine nữa. Trong trường hợp cả hai xét nghiệm đều là kết quả âm tính, nghĩa là bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vaccine để phòng bệnh.

>> Tìm hiểu thêm thông tin về các chỉ số trong xét nghiệm viêm gan B

Phác đồ tiêm: bạn có thể chọn 1 trong 2 phác đồ dưới đây:

- Phác đồ 0-1-6 với liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm theo đúng lịch).

- Phác đồ 0-1-2-12 nghĩa là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.

Bạn nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm và tiêm nhắc lại 1 liều vaccine nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml.

Còn đối với các trường hợp cần hiệu quả nhanh như bị kim tiêm có khả năng nhiễm virus viêm gan B đâm phải, chuẩn bị đi vào nơi có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao....

- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

- Mũi 2: Sau mũi một 7 ngày

- Mũi 3: Sau mũi hai 21 ngày.

- Mũi 4: nhắc lại sau mũi đầu tiên 12 tháng.

TỪ A - Z VỀ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B BẠN NÊN BIẾT - Ảnh 2.

Trước khi tiêm cần làm xét nghiệm (Nguồn: Internet)

3. Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi?

Tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ? Bạn sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi. Vaccine mang tới khả năng phòng bệnh lên tới 95% tuy nhiên kháng thể giảm dần theo thời gian. Mọi người nên tiêm nhắc một liều vaccine sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước để chắc chắn đủ lượng kháng thể để chống lại virus viêm gan B. Bạn cũng cần làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể (anti-HBs) trước khi tiêm mũi nhắc, nếu anti-HBs dưới 10UI/l thì bạn phải tiêm nhắc lại.

Còn đối với trẻ con nên được tiêm chủng 1 mũi tiêm phòng viêm gan B khi sinh ra, hiệu quả nhất là 24 giờ sau khi sinh. Chỉ dùng vaccine ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều sơ sinh và có thể tiêm chủng cùng vaccine phòng lao BCG nhưng sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau.

Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, bên cạnh 1 mũi tiêm phòng viêm gan B như các bé khác, trẻ cần được tiêm 1 mũi kháng thể HBIg trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Tác dụng của mũi tiêm này nhằm tạo miễn dịch thụ động và một mũi vaccine viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động.. Vị trí tiêm kháng thể HBIg này phải khác vị trí tiêm vaccine viêm gan B.

Khi bé được 15-18 tháng tuổi thì cần phải làm lại xét nghiệm kiểm tra HBsAg và antiHBs để chắc chắn là bé đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm từ mẹ.

Bên cạnh mũi sơ sinh và huyết thanh (nếu có), bé cũng nên tiêm 4 mũi vaccine phòng viêm gan B theo phác đồ:

- Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên

- Mũi 2: sau mũi 1 một tháng

- Mũi 3: sau mũi 2 một tháng

- Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm.

TỪ A - Z VỀ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B BẠN NÊN BIẾT - Ảnh 3.

Trẻ em và người lớn có lịch tiêm riêng (Nguồn: Internet)

Trên đây là thông tin và lịch tiêm phòng viêm gan B của người lớn và trẻ nhỏ. Bạn hãy tới các cơ sở uy tín để làm xét nghiệm và tiêm phòng đúng cách.

Chích ngừa viêm gan B theo lịch định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh và các hậu quả như xơ gan, ung thư gan. Vaccine được khuyến cáo áp dụng người lớn và trẻ em có khả năng tiếp xúc với virus viêm gan B. Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine phòng viêm gan B còn đóng góp kiểm soát viêm gan B và giảm tỷ lệ viêm gan D do viêm gan D không có khả năng xảy ra nếu không bị nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên vaccine tiêm phòng viêm gan B không phòng được các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, virus viêm gan C.


Tác giả: Trang Lê