Tiêm phòng cúm, ngoài tuân thủ quy trình trước khi tiêm bạn cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng cúm, ngoài tuân thủ quy trình trước khi tiêm bạn cần lưu ý điều gì?
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hàng năm có tới khoảng 5% dân số mắc bệnh cúm và bệnh cảm cúm gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ, sinh hoạt và công việc. Vì vậy, tiêm phòng cúm là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ.

Tiêm phòng cảm cúm rất quan trọng đối với mọi người, dù ở lứa tuổi nào thì tiêm phòng cảm cúm để phòng ngừa bệnh cúm cũng là điều cần thiết. Đặc biệt ở Việt Nam khi bệnh cúm đang gia tăng nhanh chóng trong thời tiết chuyển lạnh. Tiêm vaccine ngừa cúm là một biện pháp an toàn, hiệu quả cao.

1. Tuân thủ quy trình trước khi tiêm phòng cúm

Để quá trình tiêm phòng cúm diễn ra thuận lợi, cần chuẩn bị một vài điều trước khi tiêm phòng cúm như:

- Cần khám sàng lọc trước khi thực hiện tiêm chủng để quyết định tiêm phòng cúm cho người tiêm phòng hay không và lựa chọn loại vaccine tiêm phòng cúm phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

- Cần khai báo cho bác sĩ chính xác, cụ thể những thông tin liên quan về bệnh lý của bản thân để bảo vệ sức khỏe trước khi tiêm phòng.

- Đặc biệt, tiêm phòng cúm không áp dụng đối với những đối tượng như: trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ dưới 2,5kg, những người mắc bệnh mạn tính nguy hiểm, những đối tượng từng gặp phải phản ứng nghiêm trọng với vaccine cảm cúm trước đó,...

Tiêm phòng cúm, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 2.

Thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm chủng phòng cảm cúm là điều cần thiết để quyết định người tiêm phòng có nên thực hiện tiêm phòng hay không - Ảnh Internet

2. Tiêm phòng cúm đúng thời gian, đúng đối tượng

Lựa chọn thời gian để tiêm phòng cảm cúm cũng là một cách giúp vaccine cảm cúm đạt hiệu quả tối đa. Những trẻ trên 6 tháng tuổi đến 5 tuổi đều cần được tiêm phòng cảm cúm mỗi năm. Bởi vì vaccine cảm cúm hằng năm chỉ có thể chống lại virus cảm cúm của năm đó, không hiệu quả cho năm sau.

Ngoài ra, vaccine phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai. Những đối tượng này có khả năng gặp phải nguy cơ biến chứng do bệnh cúm gây ra cao hơn so với người khác.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính, rối loạn thần kinh,...

Tiêm phòng cúm, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 3.

Tiên phòng cảm cúm cần lưu ý đến thời gian tiêm phòng và đối tượng tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe - Ảnh Internet

3. Chú ý đến lịch tiêm chủng ngừa cúm

Thực tế, mọi người đều cần tiêm chủng để phòng cảm cúm mỗi năm, kể cả với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Sau khi tiêm phòng cảm cúm, cơ thể sẽ cần thời gian khoảng 2 tuần để sản sinh các kháng thể cần thiết. Do đó, việc tiêm phòng cúm sớm sẽ giúp hệ miễn dịch hoàn thiện trước khi mùa cúm xuất hiện giúp người bệnh phòng được bệnh cảm cúm.

Tuy nhiên, một vài người đã tiêm vaccine phòng cúm nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh cảm cúm. Điều này xảy ra do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm có hệ thống miễn dịch không ổn định, đó là người lớn tuổi và trẻ em.

Ngoài ra, cảm cúm hằng năm đều cần tiêm nhắc lại vì các chủng virus cúm hằng năm đều thay đổi và vaccine cảm cúm có hiệu quả trong năm nay nhưng lại không còn đem lại hiệu quả phòng ngừa cảm cúm cho năm sau.

Tiêm phòng cúm, cần lưu ý điều gì? - Ảnh 4.

Tiêm vaccine phòng cúm cần chú ý đến lịch tiêm chủng để vaccine tiêm phòng đem lại hiệu quả - Ảnh Internet

4. Phản ứng phụ khi tiêm vaccine có thể xảy ra

Các phản ứng phụ thường gặp nhất của vaccine có thể xảy ra đối với cả trẻ em và người lớn là:

- Đau tại chỗ được tiêm.

- Trẻ em hoặc người chưa từng bị nhiễm virus cúm có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày.

Một vài phản ứng hiếm hoi có thể xảy ra với bất cứ loại vaccine nào. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về cách nhận biết xem trẻ em hoặc con bạn có đang gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào trong quá trình tiêm vaccine phòng cúm hay không.


Tác giả: Nắng Mai