Bản thân cơ thể trẻ khi chào đời đã có sẵn những kháng thể tự nhiên có khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật có thể tấn công trong năm đầu đời. Tuy nhiên, kháng thể này không thể bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan, bại liệt,...
Cho đến hiện nay, tiêm vacxin vẫn là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tật ở trẻ em cũng như bảo vệ sức khỏe lâu dài của bé, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm. Tiêm phòng cho trẻ đã được đưa vào danh sách các hoạt động trọng điểm của ngành Y tế. Rất nhiều loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm phòng cho trẻ miễn phí.
Giai đoạn 7-12 tháng là giai đoạn bé cần được tiêm khá nhiều mũi phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm nên đây cũng chính là giai đoạn bố mẹ cần lưu ý đặc biệt hơn khi tiêm phòng cho trẻ.
Đây là giai đoạn bố mẹ cần đưa các bé đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản B, cúm, thủy đậu, quai bị, sởi, ho gà, Rubella, mũi đầu tiên của viên gan A, vacxin chống bạch hầu, uốn ván, ho gà và mũi đầu tiên của vacxin ngừa thủy đậu.
Hiện này, vacxin Quinvaxem được dùng phổ biến trong giai đoạn này vì 1 mũi vacxin có thể ngăn ngừa 5 bệnh nguy hiểm ở trẻ là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm não do vi khuẩn Hib.
Sau khi tiêm phòng cho trẻ bất kì mũi nào trong số trên, bố mẹ cần rất chú ý quan sát phản ứng của bé để nhận biết dấu hiệu nào là nguy hiểm, dấu hiệu nào là bình thường. Dưới đây là một số phản ứng sau tiêm phòng cho trẻ:
Trẻ thường bị sốt sai tiêm chủng (Ảnh: Internet)
- Các bé có biểu hiện sốt nhẹ, vết tiêm sưng đỏ. Đây là phản ứng bình thường ở hầu hết trẻ nhỏ sau tiêm chủng, bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy xử trí bằng cách chườm khăn lạnh lên trán hoặc chỗ tiêm của con cho con.
Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng các mẹo dân gian như đắp lá, chanh,... vì rất dễ khiến vết tiêm của bé bị nhiễm trùng hoặc các chất từ thực phẩm thấm thấu vào da gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Lực chọn nơi tiêm phòng: Các trung tâm y tế của nhà nước, bệnh viện, trung tâm ý tế dự phòng là các địa chỉ bố mẹ có thể yên tâm đưa con đến tiêm phòng.
- Lên lịch tiêm phòng cho trẻ: Dựa trên hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng, mẹ theo dõi quá trình tiêm của con qua sổ theo dõi tiêm chủng và nên tự tạo cho mình một lịch tiêm phòng cho trẻ rõ ràng để theo dõi đưa con đi tiêm đúng ngày, đúng thời điểm.
Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ. Hi vọng những lưu ý và hướng dẫn trên đây sẽ giúp bố mẹ trang bị kiến thức đầy đủ hơn về tiêm phòng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe cho con.