Tiêm phòng cảm cúm và những câu hỏi thường gặp

Tiêm phòng cảm cúm và những câu hỏi thường gặp
Tiêm phòng cảm cúm là một trong những việc làm thường xuyên để phòng bệnh hiệu quả và để việc làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích dưới đây.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do các vi rút cúm gây nên, bệnh dễ phát triển thành dịch lớn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên hãy tiến hành tiêm phòng cúm để có thể tránh được những biến chứng của bệnh. 

Và bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề trước khi tiến hành tiêm phòng cảm cúm cho bản thân và gia đình.

1. Tiêm phòng cảm cúm nhưng vẫn có thể sẽ bị cúm

Việc tiêm phòng cảm cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42% nên chúng ta vấn có thể sẽ bị các loại vi rút cúm tấn không sau khi tiêm chủng. Mặt khác, vi rút cúm những mùa dịch trước có khả năng phát triển đột biến có thể tấn công vào cơ thể nếu không tiến hành tiêm phòng cảm cúm kịp thời.

2. Lượng thuốc tiêm có trong 1 mũi không chống lại được tất cả các loại virut

Nếu mùa dịch, sẽ có nhiều hơn 1 loại vi rút cúm và việc tiêm phòng sẽ không giúp cơ thể tránh khỏi được tất cả. Theo thời gian, tác dụng của các các loại vắc xin sẽ giảm đi, đồng thời mỗi loại vắc xin chỉ có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của 1 loại vi rút và phòng 1 bệnh duy nhất.

3. Xuất hiện tác dụng phụ sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng cảm cúm bạn vẫn có thể mắc các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu của bệnh cúm, còn nếu muốn yên tâm hơn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám.

Ảnh 2.

Thực hiện tiêm phòng cảm cúm hàng năm (ảnh internet)

4. Tiêm phòng cảm cúm nên thực hiện hàng năm

Vi rút cúm biến đổi hàng năm vậy nên mỗi năm các nhà khoa vẫn nghiên cứu để cho ra những loại vắc xin có hiệu quả tốt hơn. Vậy nên mỗi năm các bạn nên tiến hành tiêm phòng cúm 1 lần để phòng bệnh tốt nhất.

5. Tiêm phòng cúm nhưng vẫn có thể lây cúm mà không có biểu hiện gì

Có nhiều người sau khi tiêm phòng cảm cúm nhưng vẫn có thể nhiễm cúm nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt trong những ngày đầu và có thể truyền bệnh cho những người xung quanh.

6. Làm gì để phòng cảm cúm?

Ngoài việc tiêm phòng cảm cúm các bạn có thể phòng bệnh bằng những phương pháp sau:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ với xà phòng, che miệng khi hắt hơi, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Ảnh 3.

Rửa tay sạch sẽ để phòng cảm cúm (ảnh internet)

Giữ ấm cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng

Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc những người nghi ngờ mắc bệnh. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, thì hãy đến ngay những cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.

Bảo vệ cơ thể trước mọi tác động của môi trường, vi khuẩn gây hại nhất là trong thời điểm giao mùa. Sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi, hạn chế tình trạng mũi bị khô và loại bỏ sạch bụi bẩn và dịch có trong khoang mũi.

Cảm cúm không phải là bệnh nguy hiểm tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của mình hãy thực hiện tiêm phòng cảm cúm hàng năm và hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng bệnh hiệu quả.


Tác giả: Đỗ Hoa