Thủy đậu (varicella) là một căn bệnh nhiễm trùng do một loại virus có tên là varicella zoster gây ra. Trong khi đó, bệnh zona thần kinh xảy ra là do tái kích hoạt virus gây ra căn bệnh thủy đậu. Như vậy, chỉ những đối tượng từng bị thủy đậu mới có nguy cơ mắc bệnh zona.
Vậy thủy đậu và zona thần kinh được phân biệt vơí nhau như thế nào?
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh thủy đậu:
Các bác sĩ cho biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu thường xuất hiện:
- Bệnh nhân sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh (hắt hơi, sổ mũi, ho, mệt mỏi, buồn nôn,…).
- Xuất hiện các phát ban dưới dạng mụn nước, sau 2 ngày sẽ tạo thành vảy và gây ngứa. Các ban “tấn công” mọi ngóc ngách trên cơ thể, từ mặt, đầu, cổ cho đến tay chân, mình, thậm chí xuất hiện ở cả vùng kín.
Dấu hiệu và triệu chứng của zona thần kinh:
Bệnh zona thần kinh xảy ra ở những đối tượng đã mắc thủy đậu trước đó. Theo đó, dấu hiệu của zona thần kinh là:
- Triệu chứng dễ thấy của bệnh zona thần kinh là các ban đỏ, biến chuyển thành từng chùm mụn nước với cảm giác ngứa, nóng và rát rất khó chịu.
- Trong khoảng thời gian 2 đến 4 tuần sau thì da lành nhưng cảm giác đau nóng có thể kéo dài khá lâu.
- Zona thần kinh gây ra do virus di chuyển dọc theo dây thần kinh.
- Những biểu hiện tổn thương da ở người bệnh zona thần kinh thường chỉ xảy ra và lây lan ở một bên cơ thể, ví dụ như chỉ một bên ngực, một bên lưng, một bên mắt,…
Một trong những cách phân biệt thủy đậu và zona thần kinh chính là phân biệt qua khả năng lây nhiễm bệnh.
- Giống nhau: Cả thủy đậu và zona thần kinh đều lây qua đường tiếp xúc da - da với những nốt mụn nước, nên người bệnh cần có ý thức phòng tránh để bảo vệ sức khỏe.
- Khi bị zona thần kinh thì bị zona ở mắt và môi là 2 vị trí nguy hiểm nhất.
- Trong khi đó người mắc bệnh thủy đậu còn có khả năng lây qua đường gián tiếp là hô hấp, nên cần cách ly người bệnh khi đã phát hiện, để tránh bệnh phát triển thành dịch nguy hiểm trong cộng đồng.
Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Trong khi đó, bệnh zona thần kinh là sự bùng phát trở lại của VZV sau một thời gian chúng ẩn nấp trong cơ thể con người.
Có thể hiểu đơn giản rằng VZV gây thủy đậu nhưng trong quá trình điều trị thủy đậu virus này chưa được tiêu diệt hoàn toàn mà còn trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác của người bệnh. Điều này dẫn đến một thời gian sau, những virus này có thể hoạt động trở lại gây bệnh zona khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Cả thủy đậu và zona thần kinh đều là những căn bệnh ngoài da. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh của hai căn bệnh này là khác nhau.
- Đối tượng dễ mắc phải thủy đậu thường là trẻ em, trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi cũng có khi là người trưởng thành có sức đề kháng kém.
Trong khi đó, bệnh zona thần kinh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và là những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Bệnh zona thường dễ xảy ra với người có hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể kém.
Nếu như căn bệnh thủy đậu chỉ mắc phải duy nhất một lần trong đời và không tái phát thì bệnh zona thần kinh có thể tái phát nhiều lần.
Người bệnh cần lưu ý rằng khi đã từng mắc thủy đậu thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh. Vì thế, để phòng tránh zona quay lại, mọi người, đặc biệt là những người đã có tiền sử mắc thủy đậu nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vì zona chỉ tấn công khi sức đề kháng của cơ thể kém.
=>> Đọc thêm bài viết: Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tái phát bệnh lần 2?
Một trong những phương pháp phân biệt thủy đậu và zona thần kinh chính là qua phương pháp điều trị bệnh. Cả thủy đậu và zona thần kinh đều được điều trị bằng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bác sĩ chỉ chỉ định điều trị cho các trường hợp trung bình đến nặng, còn những người bị thủy đậu và zona ở dạng nhẹ thường sẽ tự khỏi bệnh sau khoảng 1-2 tuần.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh thủy đậu và zona thần kinh là khác nhau. Cụ thể, để hỗ trợ điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, việc điều trị thủy đậu cần:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc dùng điều trị thủy đậu bao gồm thuốc hạ sốt, vitamin, các thuốc bôi làm giảm ngứa nhưng cần theo kê đơn của bác sĩ.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ: Bệnh nhân mắc thủy đậu cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên da gây nhiễm trùng, không chà xát làm vỡ các mụn nước.
- Chế độ dinh dưỡng: Khi bị thủy đậu, nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, bơ, sữa, phô mai,... hạn chế ăn đồ cay nóng, các thực phẩm chứa axit như cam, chanh.
- Một số vấn đề cần lưu ý: Người bệnh cần hạn chế ra nơi có gió, giữ ấm cơ thể để tránh mắc các bệnh cơ hội khác, nhưng người bệnh cần được ở nơi thoáng, không bí bách, trời nóng thì phải bật quạt để tránh ra nhiều mồ hôi.
Trong khi đó, đối với zona thần kinh, hiện nay không có biện pháp chữa hoàn toàn căn bệnh này. Các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để kiểm soát nhiễm trùng, rút ngắn thời gian lành bệnh, kháng viêm và giảm đau.
- Người bị zona cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, cả trước lẫn sau khi đi vệ sinh, tránh gãi làm trầy xước da.
- Khi bị zona thần kinh, bệnh nhân cần bôi thuốc sát khuẩn và phòng ngừa bội nhiễm bằng xanh Methylen.
- Tiến hành vệ sinh cơ thể với nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ các bóng nước.
Phòng bệnh thủy đậu
- Phương pháp phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc-xin thủy đậu, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thủy đậu là lâu bền.
- Cần vệ sinh cơ thể, nhà cửa, vật dụng cá nhân hàng ngày.
- Không đến nơi có bùng phát dịch bệnh thủy đậu
Phòng bệnh zona thần kinh
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn, vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân hàng ngày.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tránh cơ thể mệt mỏi, stress..
Chế độ dinh dưỡng chính là một trong những phương pháp phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo duy trì chế độ ăn và ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau tốt cho sức khỏe là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể chống lại virus thủy đậu và nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Cụ thể, bệnh nhân mắc thủy đậu nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp...các loại trái cây và rau xanh không chứa axit; một số loại nước như nước dừa, trà thảo dược...Bệnh nhân cũng cần lưu ý nên tránh các loại thức ăn cay, nóng, mặn, có chứa axit, các loại đồ uống chứa nhiều đường, có cồn...
Đối với những người mắc zona thần kinh, chế độ ăn nên tăng cường các thực phẩm giàu lysine như sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, pho mát, thịt gà,… ; thực phẩm giàu kẽm và vitamin C, vitamin B6, B12...Các thực phẩm người bị zona thần kinh nên tránh là chất béo, đồ uống có cồn, ngũ cốc...