Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? Phân biệt bệnh để phòng ngừa và điều trị đúng cách

Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? Phân biệt bệnh để phòng ngừa và điều trị đúng cách
Thuỷ đậu và Rubella có nhiều dấu hiệu tương tự dẫn đến nhầm lẫn khi chẩn đoán, điều trị bệnh. Hiểu rõ các dấu hiệu đặc trưng của hai loại bệnh để có hướng cách ly, điều trị và chăm sóc bệnh nhân phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thuỷ đậu và Rubella là hai loại bệnh truyền nhiễm, thường chỉ xuất hiện một lần trong đời. Hai loại bệnh này có nhiều triệu chứng tương tự như sốt, phát ban trên cơ thể, mệt mỏi, lười ăn... Điểm khác nhau rõ rệt nhất của thủy đậu và rubella là ở các nốt phát ban.

Dưới đây là một số điểm khác biệt của giữa nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh đúng cách, không gây khó khăn trong điều trị.

Ngoài những đặc điểm chung dễ gây nhầm lẫn thì thuỷ đậu và rubella có gì khác biệt? Nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng đặc trưng ra sao và làm cách nào để phân biệt?

1. Phân biệt thủy đậu và rubella qua nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là điểm khác biệt đầu tiên giữa thủy đậu và rubella. Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng, cách điều trị và phòng tránh từng bệnh, chúng ta cần hiểu rõ vấn đề này.

- Thủy đậu là một loại bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster gây ra. Đây là một căn bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 2 - 3 tuần nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Bệnh thủy đậu gây ra tình trạng phát ban mụn nước trên cơ thể. Vị trí đầu tiên các nốt mụn xuất hiện thường là đầu, mặt, ngực, lưng... sau đó lan ra khắp cơ thể.

Bệnh thủy đậu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng thường gặp như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết,...

- Trong khi đó, Rubella là bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Bệnh còn có tên gọi khác là sởi Đức. Rubella có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người qua đường ho, hắt hơi và dịch tiết từ mũi họng. Bệnh có dấu hiệu phát ban đỏ.

Các nốt ban trước tiên xuất hiện ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng ban đầu giống như cảm cúm.

Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? Phân biệt bệnh để phòng ngừa và điều trị đúng cách - Ảnh 2.

Cả thủy đậu và rubella đều là bệnh dễ gây truyền nhiễm - Ảnh Internet

2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu và rubella khác nhau như thế nào?

Thuỷ đậu và rubella đều có các đặc trưng cơ bản của bệnh truyền nhiễm do virus. Chính vì thế chúng có các dấu hiệu chung như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, kén ăn... ở giai đoạn khởi phát bệnh. Để phân biệt thủy đậu và rubella chúng ta cần hiểu rõ các dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh.

- Thời gian ủ bệnh:

+ Thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10 - 20 ngày tùy cơ địa sau khi tiếp xúc với Virus.

+ Còn thời gian ủ bệnh của Rubella kéo dài từ 12 - 23 ngày.

Ở giai đoạn này cả hai loại bệnh đều chưa có dấu hiệu đặc trưng cụ thể.

- Dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh:

+ Sau thời kỳ ủ bệnh, người bị thủy đậu có dấu hiệu sốt cao từ 38 - 39 độ C tùy thể trạng. Kèm theo đó là các biểu hiện: Uể oải, chán ăn, viêm họng đỏ và có hạch sau tai.

Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? - Ảnh 2.

Nốt phát ban đặc trưng của bệnh thủy đậu - Ảnh: Internet

Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt hồng ban đỏ. Sau 1 - 2 ngày chuyển biến thành các nốt mụn nước chứa dịch trong, kích thước từ 1 - 3mm. Mụn nước xuất hiện đầu tiên ở mặt và ngực, rồi lan ra khắp cơ thể.

Sau đó các nốt mụn nước vỡ ra hình thành vết loét, khô và đóng vảy. Người bị thủy đậu cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt để tránh bị sẹo sau khi lành bệnh.

Số lượng mụn nước trên cơ thể người bệnh từ 250 - 500 nốt. Mụn nước dễ bị nhiễm trùng gây ra biến chứng nếu không được chăm sóc hợp lý.

Khi các nốt mụn nước đóng thành vảy khô, bệnh sẽ không còn khả năng lây lan. Người bệnh có thể khỏi từ 10 - 14 ngày sau đó.

+ Với bệnh nhân Rubella sau giai đoạn ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu sốt trên 36 độ C. Kèm theo đó là các dấu hiệu nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc ở trẻ, chảy nước mũi trong, đau họng, đau khớp.

Có nhiều trường hợp mắt bị viêm đỏ. Một số trường hợp người bệnh bị sốt cao, đơ cứng cổ rất nguy hiểm, cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cơ thể người bệnh xuất hiện các nốt ban đỏ thành từng đốm sần sùi. Phát ban nổi từ mặt và lan ra toàn thân, đôi khi gây ngứa. Kích thước nốt ban rubella thường nhỏ hơn nhiều so với thủy đậu.

Các triệu chứng bệnh rubella chỉ kéo dài từ 3 - 4 ngày sau đó tự khỏi. Riêng với dấu hiệu đau khớp, thời gian mắc bệnh có thể sẽ lâu hơn.

3. Phương pháp điều trị thủy đậu và rubella

Về cơ bản thủy đậu và rubella đều là bệnh lành tính. Mặc dù chưa có thuốc đặc trị nhưng chỉ cần chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự khỏi hoàn toàn sau giai đoạn toàn phát. Mặc dù vậy, khi điều trị bạn cũng cần lưu ý thực hiện chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? - Ảnh 3.

Nốt phát ban đặc trưng của bệnh Rubella - Ảnh: Internet

3.1. Điều trị bệnh thủy đậu

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể người bệnh. Do đó, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tiến hành cách ly người bệnh cho đến khi khỏi hẳn.

- Bệnh nhân thủy đậu phải được nghỉ ngơi ở phòng riêng, thoáng khí, tránh gió mạnh. Trong thời gian bị bệnh cần mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thoáng mát. Đặc biệt chú ý vệ sinh da để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng dẫn đến biến chứng.

- Cho người bệnh sử dụng các vật dụng sinh hoạt riêng như khăn mặt, cốc, chén, bát đũa...Phải rửa sạch bằng nước nóng hàng ngày trước khi sử dụng.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, lỏng, bổ sung rau xanh và hoa quả cho cơ thể.

- Sử dụng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt mụn nước đã vỡ để sát trùng, kháng khuẩn, tránh để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

- Với trường hợp bệnh nhân bị sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng lượng, đúng chỉ định trong trường hợp mụn nước bị nhiễm trùng, có mủ, tấy đỏ.

- Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, khó chịu, mệt mỏi, hôn mê, co giật, xuất huyết... cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị nhanh nhất.

Thuỷ đậu và Rubella có giống nhau như bạn nghĩ? - Ảnh 4.

Chấm dung dịch xanh điều trị bệnh thủy đậu - Ảnh: Internet

3.2. Điều trị bệnh rubella

Rubella là bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm như thủy đậu. Do đó, quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cũng dễ dàng hơn. Việc điều trị rubella chủ yếu là điều trị các triệu chứng do nó gây ra.

- Rubella cũng là bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân cần được cách ly ngay khi có dấu hiệu. Trong quá trình điều trị người bệnh cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, uống nhiều nước và bổ sung trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng.

- Vệ sinh mũi họng cho bệnh nhân hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức khớp hoặc đau đầu có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

- Tiến hành các phương pháp hạ sốt vật lý bằng cách chườm nước ấm hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn. Đồng thời vệ sinh cơ thể cho người bệnh bằng nước ấm hàng ngày.

>> Bệnh Rubella là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

4. Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu và Rubella

Để phòng tránh bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể và môi trường sống. Hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc cơ thể với người khác trong mùa dịch.

Bên cạnh đó không nên sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Lau rửa sạch sẽ các vật dụng, đồ chơi, giặt quần áo bằng nước nóng và phơi nắng trước khi sử dụng.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng tránh tốt nhất cho cả thủy đậu và rubella. Theo thống kê của Bộ Y Tế thì có tới 90% người tiêm vaccine không bị mắc thủy đậu. 10% còn lại bị mắc bệnh ở thể nhẹ và không có trường hợp bị biến chứng. Vaccine phòng thủy đậu là vaccine chuyên biệt phòng ngừa bệnh này.

Với vaccine phòng rubella thường là vaccine 3 trong 1 MMR. Chỉ cần tiêm đủ liều có thể phòng tránh được cùng lúc cả 3 loại bệnh sởi, quai bị và rubella.


Tác giả: HT