Thủy đậu phát triển theo 4 giai đoạn: ủ bệnh, thủy đậu giai đoạn khởi phát, toàn phát và hồi phục. Trọng đó, thủy đậu giai đoạn khởi phát được xem là giai đoạn cơ thể người bệnh bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh này.
Dưới đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh, phương án chẩn đoán và cách điều trị thủy đậu giai đoạn khởi phát:
Dấu hiệu đầu tiên ở thủy đậu giai đoạn khởi phát là nhức đầu, đau nhức cơ thể, cảm giác không khỏe và đôi khi buồn nôn. Ngoài ra, giai đoạn này virus đã di chuyển đến các hạch bạch huyết và lan vào máu nên gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, ho; giống như cảm cúm. Đây được gọi là viremia nguyên phát.
Cần Phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh lý dễ nhầm lẫn khác để có phương án điều trị phù hợp.
Thông thường, thủy đậu giai đoạn khởi phát rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên người bệnh thường không chủ động tiếp xúc với người khác, dẫn đến tình trạng lây lan virus. Bạn có thể chưa biết, ngay cả trước khi cơ thể có các dấu hiệu của thủy đậu giai đoạn khởi phát thì chất tiết ở nước mũi và nước bọt cũng đã có khả năng lây nhiễm bệnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, phồng rộp (viremia thứ phát) cũng là một trong những đặc trưng của thủy đậu giai đoạn khởi phát. Thông thường, dấu hiệu phồng rộp sẽ xuất hiện sớm nhất 10 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus. Đây là giai đoạn virus xâm nhập vào lớp biểu bì và các mạch máu đi ngang qua lớp trên cùng trên da.
Tiếp đến, trên bề mặt da sẽ hình thành các mụn nước chứa dịch có màu trong suốt. Và đôi khi có sự xuất hiện của các mụn nước phía trong vòm miệng (gọi là enathem), các mụn nước ở miệng có thể gây ra các vết loét trước cả các mụn nước trên da.
Liệu khi nốt mụn nước thủy đậu vỡ ra có để lại sẹo, có dễ bị lây không?
Cách đây vài thập kỷ, bệnh thủy đậu là căn bệnh vô cùng phổ biến và gần như tất cả mọi người đều trải qua căn bệnh này vào một thời điểm nào đó ở thời thơ ấu. Bởi vì quá phổ biến nên hầu hết mọi người đã quen thuộc với dấu hiện nhận diện của bệnh thủy đậu.
Hầu hết mọi người đều có thể chẩn đoán được thủy đậu giai đoạn khởi phát khi thấy phát ban trên da, đặc biệt nếu tình trạng phát ban mụn nước đi kèm với tình trạng mệt mỏi và sốt.
Ở phần lớn các trường hợp, bác sĩ hoặc cha mẹ không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác về bệnh thủy đậu. Các bác sĩ có thể chẩn đoán thủy đậu ngay ở giai đoạn khởi phát bằng cách quan sát các phát ban. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về các triệu chứng mà bạn hoặc con bạn gặp phải.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định bệnh. Do đó, khi thăm khám với bác sĩ, bạn nên cung cấp thông tin về việc tiếp xúc với người mắc bệnh để giúp các bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán bệnh thủy đậu.
Khi bạn đặt lịch hẹn hoặc đến phòng khám, hãy nhớ trao đổi với nhân viên y tế về các triệu chứng của thủy đậu giai đoạn khởi phát để bác sĩ có thể hướng dẫn bạn thực hiện quy trình hạn chế lây nhiễm vi rút cho người khác.
Đối với hầu hết mọi trường hợp, bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng sau 7-10 ngày. Bạn có thể tắm bột yến mạch, thoa kem dưỡng da calamine, dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Một số trường hợp dùng thuốc chống virus cũng đem lại hiểu quả tốt trong việc phục hồi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc và liều lượng cần được bác sĩ chỉ định.
Sốt là đặc điểm của nhiễm vi rút, thường là sốt nhẹ và dễ dàng điều trị bằng Tylenol (acetaminophen).
Bệnh thủy đậu có thể gây đau đớn khi phát ban nhiều hơn, vết loét miệng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau để uống.
Và đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em bị nhiễm vi rút, vì nó có thể gây ra phản ứng được gọi là hội chứng Reye, hội chứng này có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/chicken-pox-pictures-4020407