Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh khi người bệnh chuẩn bị hồi phục sức khỏe sau 7-10 ngày kể từ các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Thường giai đoạn này người bệnh vẫn còn khả năng lây bệnh cho người khác nhưng nguy cơ thấp hơn.
Sau 4-5 ngày, các mụn nước trên da bắt đầu khô và đóng vảy; một số mụn nước không đóng vảy sẽ cứng lại và tạo nên các vết lõm nhỏ (được gọi là sẹo lõm). Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh là giai đoạn mà tính lây lan của bệnh suy yếu dần đi và cơ thể người bệnh bắt đầu phục hồi.
Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc: Mụn thủy đậu sau khi đóng vảy (bay) có khả năng lây cho người khác không?
Hầu hết nhiễm trùng do thủy đậu sẽ khỏi hoàn toàn trong khoảng 2 tuần. Thế nhưng, ở một số trường hợp gặp nhiễm trùng thứ cấp, thời gian phục hồi có thể mất 3-4 tuần.
Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy thuyên giảm đi rất nhiều, người bệnh thoải mái hơn và bắt đầu ăn uống ngon miệng hơn.
Tuy là giai đoạn cơ thể bắt đầu hồi phục nhưng thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng từ các vết thương hở, các vết loét trên da. Nhiễm trùng thứ cấp ở giai đoạn này thương liên quan đến vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu.
Nhiễm trùng thứ cấp ở giai đoạn này thường dẫn đến các tình trạng sau:
- Chốc lở trên da
- Bệnh viêm quầng (Erysipelas): Biểu hiện là các vết loét trên da.
- Viêm mô tế bào: Một bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm, nếu phát hiện ở trẻ cần đưa tới bệnh viện để được điều trị sớm.
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng nhiễm trùng thứ cấp ở thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh đôi khi có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết – một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Nhiễm trùng da thứ phát có thể được bác sĩ chỉ định điều trị kháng sinh tại chỗ bằng đường uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Riêng viêm mô tế bào, nhất là đối với trẻ em, cần được nhập viện và truyền kháng sinh qua tĩnh mạch.
Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở giai đoạn khỏi bệnh thủy đậu bằng cách rửa tay với xà phòng, cắt móng tay sạch sẽ và hạn chế tối đa các vết thương hở do ma sát với các mụn nước trong quá trình đóng vảy.
Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, tăng sức để kháng như sau:
- Nên đa dạng các loại thực phẩm mềm như khoai tây, bơ, đậu hũ, cá hấp, gà hấp; nên tránh các loại thức ăn chiên xào, cay và nóng.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm mát và chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, sinh tố, váng sữa…
- Nên duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, bổ sung các loại rau quả tốt cho sức khỏe để giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng.
- Nên uống nhiều nước hoặc các loại nước uống giúp bổ sung nước cho cơ thể như: nước dưa, đồ uống thể thao, thức uống điện giải, trà thảo dược… Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống như đồ uống nhiều đường, cà phê, nước tăng lực, rượu bia.
Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/chicken-pox-pictures-4020407