Khi khối u ung thư phổi ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác như não, xương, gan,... làm cho bệnh nhân bị đau đớn toàn thân. Lúc này các phương pháp điều trị khó có thể chữa triệt để được ung thư phổi mà chỉ có thể giảm đau đớn và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Nhìn chung những nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đau đớn là do:
- Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị,..
- Sự xâm lấn của tế bào ung thư chèn ép, đè lên các dây thần kinh, đên xương hoặc tới màng phổi
– Đau do những biểu hiện của bệnh ung thư phổi: ho, tức ngực
Bệnh nhân cần được điều trị giảm đau tùy theo mức độ đau. Các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân bao gồm.
- Thiền
- Châm cứu
- Vật lý trị liệu
- Phẫu thuật điều trị triệu chứng: Với những cơn đau nặng, bệnh nhân có thể được phẫu thuật thần kinh, cụ thể là cắt dây thần kinh truyền tín hiệu đau tới não của người bệnh, từ đó giảm cơn đau cho người bệnh.
- Dùng thuốc giảm đau có thể là dạng tiêm, truyền hoặc uống; tuỳ với mức độ đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Với những cơn đau nhẹ, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được chỉ định dùng những loại thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen (tyrenol), thuốc giảm đau và kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs).
Người chăm sóc bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối cần chú ý quan sát tới những tác dụng phụ của thuốc và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Vào giai đoạn muộn, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được dùng morphine một dạng thuốc giảm đau mạnh với liều thấp cùng với thuốc giảm đau không chứa opioid như aspirin, acetaminophen (tyrenol), NSAIDs.
Nếu như cơn đau của người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải chuyển sang dùng thuốc giảm đau opiod như morphin, hydromorphon, fentanyl, hydrocodon, methadon, buprenorphin, tapentadol và oxycodon. Thuốc giảm đau opiod có thể gây nghiện vì thế ban đầu nên cần được sử dụng ở liều từ thấp rồi sau đó tăng dần theo chỉ định của bác sĩ.
Khuyến cáo: Trước khi đưa bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối để về nhà chăm sóc thì người nhà bệnh nhân cần phải trao đổi với bác sĩ chủ trị để có thể hiểu thêm về các biện pháp giảm đau cho người bệnh. Người nhà cần lấy đơn thuốc giảm đau từ bác sĩ và có kế hoạch kiểm soát cơn đau hiệu quả. Một số dạng thuốc giảm đau như morphine không thể tự ý mua mà cần có thủ tục và chỉ định rõ ràng.