Thuốc bổ sung sắt và một số tác dụng phụ

Thuốc bổ sung sắt và một số tác dụng phụ
Thuốc bổ sung sắt được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng thiếu máu, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc bổ sung sắt không đúng có thể gây những hậu quả khôn lường.

1. Thuốc bổ sung sắt trên thị trường

Nhiều bà bầu cho rằng uống thuốc bổ sung sắt càng nhiều, trong thời gian ngắn sẽ giúp giải quyết được tình trạng thiếu máu một cách nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều Dược sĩ, sử dụng thuốc bổ sung sắt không đúng có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Hiện nay, trên thị trường viên thuốc bổ sung sắt thường được sử dụng nhiều nhất chính là sắt II sulfat, sắt II sulfat được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén bao phim, dạng siro,… Thuốc bổ sung sắt II sulfat thường được bào chế kèm với acid folic để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Acid folic kết hợp với sắt II sulfat nhằm mục đích làm giảm đi những biến chứng nguy hiểm mà sắt gây ra, đồng thời bổ sung luôn hàm lượng acid folic cho mẹ bầu và thai nhi. Acid folic cũng giúp tăng cường sự hấp thu sắt, hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa do sắt gây ra.

2. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bổ sung sắt

2.1. Làm nặng một số chứng bệnh

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có nghi ngờ viêm ruột hồi, loét dạ dày, viêm loét ruột kết mạn tính. Thuốc bổ sung sắt sẽ thường có xu hướng giải phóng chậm trong cơ thể nên chúng có thể gây độc cho người cao tuổi.

2.2. Gây một số tác dụng phụ đường tiêu hóa

Thuốc bổ sung sắt có thể khiến đường tiêu hóa trở nên khó chịu, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, bồn chồn, buồn nôn, hay táo bón,… Những người sử dụng viên thuốc bổ sung sắt thường có phân màu đen, răng màu đen nếu người bệnh nhai viên thuốc.

2.3. Khiến người sử dụng xuất hiện mẩn ngứa trên da

Nổi ban ở da, mẩn ngứa, luôn cả thấy nóng trong người khi sử dụng thuốc. Để khắc phục tình trạng này, khi sử dụng viên thuốc bổ sung sắt bạn nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc.

3. Thời điểm tốt nhất để sử dụng thuốc bổ sung sắt

- Uống lúc buổi sáng khi bụng đói, tuy nhiên thời điểm này có thể khiến bụng bị kích thích, có thể gây nôn đối với thai phụ

- Nên uống viên sắt sau ăn khoảng 2 giờ,.

- Uống thuốc bổ sung sắt với nhiều nước và nuốt nguyên viên thuốc, không nên nhai khi sử dụng thuốc.

Bổ sung đúng và đủ liều lượng sắt mà cơ thể cần có thể giúp cơ thể phòng ngừa được chứng thiếu máu, nhưng khi bổ sung sắt quá nhiều có thể gây phá hủy các tế bào mạch máu trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu được Trường Imperial College London công bố, thuốc bổ sung sắt có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, làm tăng nặng tình trạng bệnh lý tim mạch và bệnh gout,…

Quy trình chuyển hóa và hấp thu sắt như sau: Sắt được hấp thu tại ruột và được chuyển hóa tại các tế bào, khi bổ sung quá nhiều sắt có thể gây tổn thương niêm mạc, gây nên chứng dạ dày hoặc táo bón cho người bệnh. Đồng thời, tích tụ quá nhiều sắt cũng có thể gây bệnh xương khớp, mệt mỏi,…

Sắt được dự trữ trong gan và tim chính vì thế khi thừa sắt có thể gây tổn thương cơ quan quan trọng bậc nhất này, chúng cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan nếu sử dụng viên thuốc bổ sung sắt không đúng cách.

Ngoài những tác dụng phụ trên khi sử dụng viên thuốc bổ sung sắt, bổ sung quá nhiều sắt khiến người bệnh gặp phải tình trạng như: táo bón, phân trở nên xanh hoặc đen, tiêu chảy, chán ăn, bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, thậm chí trở nên nặng nề và có biểu hiện suy nhược cơ thể.


Tác giả: Phạm Thị Mai