Thuốc bổ sung phốt pho: nguyên tắc, liều dùng và một số lưu ý

Thuốc bổ sung phốt pho: nguyên tắc, liều dùng và một số lưu ý
Phốt pho hầu như ít khi bị thiếu, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phải sử dụng thuốc bổ sung hàm lượng phốt pho cho cơ thể. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác hơn khi sử dụng thuốc bổ sung phốt pho nhé.

1. Khi nào cần sử dụng thuốc bổ sung phốt pho?

Những người cần phải sử dụng thuốc bổ sung phốt pho khi chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ hàm lượng phốt pho cho cơ thể hoặc mắc một số bệnh nhất định. Phốt phát - một dạng muối của phốt pho được sử dụng để làm cho nước tiểu có nhiều axit, giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số phốt phát được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành sỏi đường tiết niệu.

Để đảm bảo cơ thể có đủ lượng phốt pho cần thiết, bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Các nguồn phốt pho tốt nhất bao gồm các sản phẩm sữa, thịt, thịt gia cầm, cá và các sản phẩm ngũ cốc. Trong trường hợp những thực phẩm này không có đủ hàm lượng phốt pho, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc bổ sung phốt pho hợp lý.

2. Lưu ý trước khi dùng thuốc bổ sung phốt pho

- Dị ứng: Hãy trình bày với bác sĩ nếu bạn có phản ứng bất thường hay dị ứng với bất kỳ các loại thuốc nào, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác cho bạn.

- Nhóm trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng nên chú ý khi dùng thuốc bổ sung phốt pho, tránh gây những tác hại không lường trước được.

- Một số loại thuốc không nên được sử dụng trong khoảng thời gian ăn thực phẩm hoặc ăn một số loại thực phẩm nhất định vì tương tác với thuốc có thể xảy ra. Sử dụng rượu hoặc thuốc lá với một số loại thuốc cũng có thể gây ra phản ứng nguy hiểm.

- Các vấn đề khác của sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bổ sung phốt pho như: bỏng, bệnh tim, còi xương, mất nước, huyết áp cao, nồng độ phốt phát cao trong máu,...

Cần tham khảo ý kiến các bác sĩ để sử dụng thuốc bổ sung phốt pho một cách hợp lý và an toàn nhất.

3. Sử dụng thuốc bổ sung phốt pho đúng cách

- Đối với bệnh nhân dùng thuốc bổ sung phốt pho dạng viên: Đừng nuốt viên thuốc. Trước khi uống, hòa tan viên thuốc vào ly nước, khuấy đều rồi uống.

- Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc bổ sung phốt pho dạng viên nang: Đừng nuốt viên nang. Trước khi uống, dùng lượng chứa trong 1 viên vào 1/3 ly nước hoặc nước trái cây, cũng có thể dùng hàm lượng của 2 viên trong ly 2/3  nước và khuấy đều cho đến khi hòa tan.

- Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc bổ sung dạng bột: Dùng lượng phốt pho cho mỗi lần uống vào nước ấm, lắc trong 2 hoặc 3 phút hoặc cho đến khi tất cả bột được hòa tan. Có thể dùng uống lạnh nhưng không thể để nó đông đá. 

Lưu ý: Uống bổ sung phốt phát ngay sau bữa ăn hoặc với thức ăn để giảm bớt đau dạ dày. Để giúp ngăn ngừa sỏi thận, hãy uống ít nhất một ly nước đầy ngay khi thức dậy.

4. Liều dùng

Liều dùng thuốc bổ sung phốt pho sẽ tùy thuốc vào độ mạnh của thuốc, tình trạng bệnh nhân, sức khỏe bệnh nhân. Dưới đây là công thức chung nhất:

Kali phốt phát

- Đối với dạng thuốc uống: Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể hoặc làm cho nước tiểu có nhiều axit hoặc để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận trong đường tiết niệu: Người lớn và thanh thiếu niên dùng 1 lượng tương đương với 228(mg) phốt pho (khoảng 2 viên) hòa tan 4 lần/ngày.

Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 228 mg phốt pho (2 viên) hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

- Đối với dạng viên nang: Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 250 mg phốt pho hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

- Đối với dạng bột: Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 250 mg phốt pho hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Kali và natri phốt phát

- Đối với dạng thuốc uống: 

Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể hoặc làm cho nước tiểu có nhiều axit hoặc để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận trong đường tiết niệu: Người lớn và thanh thiếu niên dùng 1 lượng tương đương với 250(mg) phốt pho hòa tan 4 lần/ngày.

Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 250 mg phốt pho hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

- Đối với dạng viên nang: Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 250 mg phốt pho hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

- Đối với dạng bột: Để thay thế phốt pho bị mất bởi cơ thể: Trẻ em trên 4 tuổi tuổi dùng 1 lượng tương đương với 250 mg phốt pho hòa tan 4 lần/ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc bổ sung phốt pho, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thường xuyên. Đừng tăng gấp đôi liều.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc bổ sung phốt pho

Cùng với những công dụng cần thiết của thuốc bổ sung phốt pho, một vài trường hợp cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù hiếm khi và không phải tất cả đều xảy ra, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý để được điều trị kịp thời.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bổ sung phốt pho gồm: 

 - Người luôn trong trạng thái hoang mang

- Co giật

- Giảm lượng nước tiểu hoặc tần xuất đi tiểu

- Nhịp tim không đều

- Nhức đầu, chóng mặt

- Thường xuyên khát nước

- Tê, ngứa hoặc đau yếu ở tay chân

- Khó thở

- Luôn mệt mỏi

- Tăng cân.

Một số tác dụng phụ sẽ dần mất đi trong quá trình điều trị khi bạn điều chỉnh liều lượng thuốc, nhưng cũng cần lưu ý, tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những nguy hiểm xảy ra.

6. Kết luận

Hãy đảm bảo cơ thể bạn có đủ hàm lượng phốt qua thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu như có bất kỳ điều gì cần phải sử dụng thuốc bổ sung, cần phải tìm hiểu thật kỹ, nói chuyện với bác sĩ để có những lời khuyên chính xác nhất, đảm bảo được sức khỏe cũng như giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.drugs.com/cons/phosphate-supplement-oral-parenteral.html

Tác giả: Lan Anh