Thực phẩm tốt cho người bị đau vai gáy

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Thực phẩm tốt cho người bị đau vai gáy
Chẳng phải đâu xa, thực phẩm là bài thuốc hàng ngày giúp bạn giảm thiểu đau vai gáy nếu bạn ăn đúng cách. Trong bài viết này, SKHN sẽ giải đáp thắc mắc bị đau vai gáy nên ăn gì và chia sẻ một vài thực phẩm tốt cho người bị đau vai gáy.

1. Nhóm acid béo có lợi - Omega 3:

Các acid béo có lợi, đặc biệt là Omega 3 sẽ gây ức chế, và đẩy lùi phản ứng viêm, sưng trong cơ thể và giảm đau theo cách đơn giản nhất cho vai gáy của bạn. Bạn có thể nạp Omega 3, 6 từ các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, hoặc trong những thực vật như tảo biển, dầu olive, và các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân.

Thông tin ngoài lề có thể bạn quan tâm, Omega 3 còn giúp chuyển hoá mỡ thừa thành năng lượng, giúp bạn giảm cân, chuẩn dáng. Đó là lý do dầu cá hay viên Omega 3 là loại thực phẩm chức năng phổ biến cho các vận động viên, người mẫu hay những người tập thể hình.

2. Nhóm vi chất tốt cho xương: Vitamin D3, K2, Canxi và Magie

Bên cạnh những lý do về căng cứng cơ, những vấn đề về xương, khớp cũng gây đau vai gáy. Vậy nên những thực phẩm hỗ trợ xương khớp chắc khoẻ là không thể thiếu, đẩy lùi hiệu quả chứng đau viêm xương khớp, đặc biệt là đốt sống cổ. Bộ đôi vitamin D3 và K2 giúp cơ thể hấp thụ, chuyển hoá và vận chuyện Canxi đến đúng vị trí trong cơ thể cần là xương khớp, có thể tìm thấy nhiều ở nghêu, sò, dầu gan cá, thịt bò và các loại cải như bắp cải, cải xoăn.

Canxi và Magie là 2 vi chất cấu tạo nên xương, giúp xương chắc khoẻ. Những thực phẩm chứa nhiều Canxi và Magie gồm có tôm, sò, nghêu, những loại đậu non còn nguyên vỏ, các loại rau như cải bó xôi, bắp cải, v.v..

3. Nhóm vitamin C và E

Loại vitamin quan trong nhất đối với người bị đau vai gáy là Vitamin E, Vitamin E giúp thúc đẩy tuần hoàn ở các vi mạch máu, phòng xơ cứng động mạch, điều tiết thần kinh.  Vitamin E  có chứa nhiều ở mầm lúa mì, quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất, dầu cải, dầu gan cá và các loại rau lá xanh.

Vitamin C là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể phòng vệ trước bệnh tật, vậy nên bổ sung vitamin C giúp bạn tăng sức đề kháng. Tuy nhiên vitamin C rất khó lưu trữ trong cơ thể nên bạn cần bổ sung nó hằng ngày, từ hoa quả họ chanh như chanh, cam bưởi, bông cải xanh, v.v..

Thực phẩm tiêu biểu: Tôm

Đối với người bị bệnh xương khớp hay các em đang trong gian đoạn phát triển, tôm là thực phẩm vàng vì chứa nhiều canxi và các chất giúp hấp thụ canxi (trong 100g tôm chứa đến 2000mg canxi). Ngoài ra còn là những chất có lợi khác như Omega 3, vitamin B12 và Salen, một chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa ung thư.

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho rằng ăn tôm không làm tăng LDL. Bởi trong tôm không có chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa. Ngược lại, ăn tôm giúp làm tăng hàm lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu ở mức an toàn.

Các nhà khoa học còn khẳng định tôm không làm tăng LDL mà chính phương pháp chế biến mới làm tăng LDL. Chúng ta thấy hầu hết những món ngon từ tôm đều là món chiên, sốt bơ, kem, nhiều muối…Nếu ăn quá nhiều chúng sẽ không hề tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, đối với món tôm cách chế biến tốt nhất nên hấp, luộc, nướng hoặc nấu súp.

Một số lưu ý khi sử dụng tôm bạn cần nhớ là:

- Không ăn tôm khi đang bị ho, chất tanh sẽ khiến bệnh tình càng lâu khỏi

- Không chế biến tôm với các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C sẽ phản ứng với các độc tố có trong tôm, dễ gây ngộ độc.

- Nên hạn chế ăn tái, sống, dễ bị nhiễm giun sán và ký sinh trùng trong tôm.


Tác giả: hoanglan.ngonguyen