Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp, được ví như "hàng rào chắn" để bảo vệ sức khỏe con người trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng. Hệ miễn dịch còn sửa chữa, tái tạo lại các tế bào bị hư hỏng, và giúp cơ thể phòng tránh các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần đặt mục tiêu tăng cường hệ miễn dịch thành mục tiêu hàng đầu.
Nhưng để làm được điều đó không hề đơn giản. Trên thực tế, các loại thực phẩm và hệ miễn dịch có mối liên hệ tới nhau; tuy nhiên, có những loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch nhưng cũng có những thực phẩm lại phá hủy hệ miễn dịch. Bởi vậy, để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống cũng như những loại thực phẩm nên và không nên ăn.
Prebiotic và probiotic tưởng chừng có vẻ giống nhau nhưng đây lại là hai thành phần khác biệt. Prebiotic là những thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Chúng là các thành phẩn không thể tiêu hóa trong thực phẩm chứa chất xơ gồm các loại đậu, trái cây (cam, chuối), măng tây và yến mạch.
Còn probiotic chính là các vi khuẩn có lợi mà prebiotic nuôi dưỡng được. Những vi khuẩn có lợi này có khả năng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Bạn có thể tìm kiếm probiotic trong các loại thực phẩm nhưnấm kefir, sữa chua, dưa chua Đức (bắp cải muối chua) và kombucha
Omega-3 là chất rất tốt cho hệ miễn dịch của con người (Nguồn: internet).
Omega-3 vốn được biết đến là loại chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch và cho cả hệ miễn dịch. Loại chất này có trong cả động vật (đặc biệt là các loại cá và hải sản) và thực vật. Ở thực vật chứa ALA (Alpha Lipoic Axit) được cơ thể chuyển hoá thành dạng hoạt động, còn ở các loại thực phẩm từ động vật như các loại cá và thủy hải sản thì chứa DHA và EPA đã là dạng hoạt động.
Các vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch (Nguồn: internet).
Các vitamin như vitamin A, C, D, E và khoáng chất đều là những chất dinh dưỡng tốt cho hệ miễn dịch. Vitamin A có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như gan, trứng, sữa nguyên kem và các loại rau củ như cà rốt, bí ngô, khoai lang,.... Vitamin C, loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa, xuất hiện nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, xoài và các loại rau củ như súp lơ, tiêu xanh,...
Vitamin D được dung nạp vào cơ thể qua da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc thông qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, các loài cá nước mặn,.... Vitamin E có nhiều trong quả hạch, các loại hạt, rau lá xanh và dầu thực vật. Tương tự như vitamin C, vitamin E cũng là chất chống oxy hóa.
Bên cạnh các vitamin, khoáng chất cũng rất tốt cho hệ miễn dịch, và kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết nhất. Kẽm có nhiều trong thịt sẫm màu, tôm, quả hạch, các loại đậu, rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Kẽm cũng có chứng năng chống oxy hóa.
Các dưỡng chất thực vật (Phytochemical) hay còn gọi là dinh dưỡng từ thực vật (phytonutrient) là các hợp chất hoạt động chỉ có ở thực vật giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những dưỡng chất này có ở trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, các loại trái cây và rau củ.
Có không ít người tin rằng đường là chất nuôi ung thư. Tuy nhiên, nếu đánh giá như vậy về đường lại là đơn giản hóa vấn đề. Trên thực tế, sự thật về đường phức tạp hơn rất nhiều. Có nhiều loại đường khác nhau như đường tự nhiên, đường trái cây, đường hóa học, đường bổ sung. Song nếu chỉ ăn đường thôi thì cũng chưa thể gây hại cho cơ thể mà vấn đề cần lưu ý là số lượng đường mà bạn đưa vào cơ thể là bao nhiêu.
Trong số những loại đường phổ biến thì đường bổ sung là loại tốt cho hệ miễn dịch vì nó nuôi dưỡng mọi tế bào trong cơ thể. Vì vậy, sẽ không có gì xấu nếu bạn bổ sung thêm đường vào chế độ ăn hằng ngày. Chẳng hạn, thêm đôi thìa đường vào tách trà hay cà phê, hoặc rắc một chút đường lên bánh ngọt.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại độ ngọt thường xuyên, các thực phẩm chế biến công nghiệp hoặc các thức uống chứa nhiều đường thì lại là một chuyện hoàn toàn khác, bởi vào trường hợp này thì đường sẽ trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe của bạn.
Hiện nay, nhiều người có xu hưởng sử dụng các tinh bột đã qua chế biến thay vì sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mỳ nguyên hạt 100%, lúa mạch, diêm mạch, yến mạch nguyên hạt,...., nhưng họ không nhận biết được rằng thói quen này đang "phá dần phá mòn" hệ miễn dịch của mình. Vì vậy, hãy tạo cho bản thân thói quen sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hãy tạo thói quen ăn ngũ cốc nguyên hạt để có một cơ thể khỏe mạnh (Nguồn: internet).
Theo Julie Lanford - Giám đốc Sống khoẻ của Tổ chức Dịch vụ Ung thư tại Winston-Salem, Mỹ, mọi người nên chế biến đồ ăn tại nhà thay vì mua đồ ăn sẵn ngoài cửa hàng và siêu thị. Bởi khi đó bạn sẽ kiểm soát được những chất bạn đưa vào cơ thể.
Các chất béo trong bơ, dầu dừa, mỡ là cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Vì vậy, thay vì sử dụng mỡ động vật để chiên rán thức ăn, bạn hãy sử dụng dầu ăn. Ngoài ra, khi chọn mua thực phẩm hãy đọc kỹ thành phần trên bao bì để tránh các chất béo chuyển hóa gây hại cho hệ miễn dịch.
Julie Lanford cho rằng bí quyết để hệ miễn dịch ở trạng thái tốt nhất chính là sự xuất hiện của các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, axit béo omega-3 trong các bữa ăn hằng ngày.
Nếu cơ thể được nạp đầy những loại thực phẩm đầy dưỡng chất như trên, bạn sẽ chẳng còn phải nghĩ về những thức ăn phá hủy hệ miễn dịch nữa. Ngoài ra, Julie Lanford cũng cho rằng: "Khi nghĩ tới thực phẩm cho hệ miễn dịch, quan trọng là cung cấp các chất dinh dưỡng cơ thể bạn cần, chứ không phải tập trung vào những gì bạn nên tránh".
Theo Sức Khỏe