Như chúng ta đã biết, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà đó là những cơ thể non nớt, đang phát triển và chưa hoàn thiện. Vì thế, những thực phẩm phù hợp và có giá trị với chúng ta chưa hẳn đã tốt cho trẻ. Do đó, lưu ý và nắm được những thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm là cách tốt nhất để có thể phòng tránh các hậu quả sức khỏe do sử dụng thực phẩm ăn dặm không đúng cách gây nên.
Cùng điểm danh 6 loại thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ cần biết:
Sữa bò tươi là một loại thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt với người lớn hoặc trẻ lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc sử dụng sữa bò tươi cho trẻ lại là điều không nên và nó được xếp vào nhóm những thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau được đưa ra để giải thích cho điều này bao gồm:
- Sữa bò tươi với nhiều loại protein lạ với trẻ, và đường lactose trong sữa bò, rất dễ gây dị ứng cho trẻ.
- Nguồn protein quá dồi dào làm thận của trẻ bị tăng gánh nặng.
- Chứa ít các loại vi chất và vitamin như sắt, vitamin C,...
Đọc thêm:
- Hướng dẫn cách nhể răng sữa cho trẻ sơ sinh
Cũng giống sữa bò, mật ong cũng được chúng ta xem như tinh túy dinh dưỡng từ thiên nhiên nhưng trên thực tế nó lại là một loại thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm.
Điều này là bởi trong mật ong có chứa nhiều botulium, có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Ngoài ra, mật ong còn được ghi nhận là nguyên nhân cho một số ca ngộ độc và dị ứng ở trẻ em. Do đó, trước khi trẻ được 1 tuổi, cha mẹ nên tránh sử dụng mật ong khi cho trẻ ăn dặm.
Các loại hạt như hạt điều, hạt đỗ, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi ở dạng thô và nguyên hạt thì những thực phẩm dạng hạt lại là thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ thường lưu ý.
Khi trẻ sử dụng các loại hạt ở dạng thô dễ dẫn đến trẻ bị hóc, nghẹn, hoặc các loại hạt đi nhầm xuống đường thở gây ngạt thở cho trẻ (nếu kích thước nhỏ hơn thì có nguy cơ gây viêm đường hô hấp do dị vật lạc vào đường thở). Hơn nữa, các loại hạt thường có độ cứng cao nên dạ dày của trẻ chưa đủ khả năng để tiêu hóa.
Tuy nhiên, cha mẹ có thể xay nhuyễn những loại hạt này và thêm vào đồ ăn để sử dụng cho trẻ ăn dặm. Vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng mà vừa loại bỏ được các nguy cơ khi sử dụng.
Cho muối vào thức ăn giúp thức ăn vừa miệng và dễ ăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ đây lại là điều không nên.
Bởi trong cơ thể, thận là cơ quan đảm nhận vai trò chủ yếu về điều tiết và cân bằng muối nước. Khi cho trẻ ăn muối quá sớm từ giai đoạn ăn dặm, thận của bé chưa đủ khả năng để đảm bảo việc cân bằng và đào thải muối nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, muối được xem là loại thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn mặc dù rất tiện lợi khi sử dụng, nhưng với hàm lượng dinh dưỡng mất cân đối, hóa chất bảo quản,... lại khiến chúng trở thành những thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm.
Cha mẹ nên sử dụng những thực phẩm được chế biến và sử dụng ngay cho trẻ, vừa đảm bảo được yếu tố về dinh dưỡng vừa đảm bảo được độ tươi và ngon miệng khi sử dụng.
Vị ngọt của đường luôn là sự hấp dẫn đối với mọi đứa trẻ, đường có thể được cho thêm vào thức ăn nhưng cũng có thể là vị ngọt sẵn có như trong hoa quả,... Nhưng đây thực sự lại là loại thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ cần chú ý.
Bởi sử dụng đường quá sớm cho trẻ sẽ gây gánh nặng lên gan (cơ quan chuyển hóa đường chính của cơ thể thành Glucose- dạng đường mà cơ thể có thể sử dụng) và thận (cơ quan đảm nhận chức năng tái hấp thu đường). Hơn nữa, sử dụng đường quá nhiều rất dễ gây béo phì cho trẻ.
Có thể thấy rằng, rất nhiều loại thực phẩm mặc dù rất tốt đối với người lớn nhưng lại là thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm chế biến thức ăn dặm cho con trẻ để tránh gây nên các hậu quả sức khỏe đáng tiếc.