Thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn

Thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp trẻ phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn là gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát cơn hen ở trẻ. Theo đó những cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn và không nên ăn.

1. Nguyên tắc ăn uống cho trẻ bị hen phế quản

Không ít các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và triệu chứng hen phế quản ở trẻ. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 nguyên tắc ăn uống lành mạnh giúp trẻ giảm các triệu chứng hen suyễn cũng như phòng ngừa bệnh một cách triệt để:

- Các loại hạt giàu vitamin E góp phần làm giảm các triệu chứng khò khè (ăn ít nhất 3 lần/tuần)

- Sử dụng cá hồi có tác dụng phòng ngừa di truyền hen suyễn

- Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 có tác dụng làm giảm bớt tình trạng viêm.

- Tăng cường vitamin từ rau củ quả, đặc biệt là vitamin C. Điều này giúp giảm viêm mũi dị ứng và chứng thở khò khè nhờ chất chống ô xơ hóa cao.

Thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn - Ảnh 2.

Tăng cường rau củ vitamin C - Ảnh Internet

- Nên ăn nhạt, dưới 6g muối/ngày, tránh ứ muối và nước làm nặng nề thêm tình trạng khó thở.

2. Tổng hợp những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn

Hen phế quản ở trẻ là một bệnh mạn tính. Quá trình điều trị bệnh cần sử dụng đến nhiều loại thuốc có thể dẫn đến những tác dụng không muốn ở trẻ như nguy cơ loãng xương, chậm phát triển, đặc biệt là chiều cao. Theo đó các bậc cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn như sau:

2.1. Thực phẩm giàu omega 3

Như bạn đã biết omega 3 giúp tăng cường sức đề kháng của bé, tác dụng ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp. Các mẹ có thể bổ sung omega 3 cho trẻ thông qua các thức phẩm như: cá hồi, cá thu, rau quả, các loại hạt, dầu omega3.

2.2. Thực phẩm giàu magie

Đây là thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn không thể bỏ qua. Bởi magie có tác dụng làm giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với người bị hen. Theo đó các mẹ lưu ý bổ sung magie từ các loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như: ngũ cốc nguyên cám, sữa, rau xanh, cà chua, đậu (nếu bé không bị dị ứng)… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ.

2.3. Vitamin C

Theo các nghiên cứu cho thấy trẻ bị hen có lượng vitamin C ít hơn 50% so với trẻ có sức khỏe bình thường. Như vậy việc bổ sung vitamin C là điều cần thiết cho trẻ, đây cũng là nhóm thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn. 

Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, việc bổ sung vitamin C có tác dụng làm giảm triệu chứng hen phế quản ở trẻ, giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Cam, quýt, bưởi, cà chua, rau xanh…là những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn để bổ sung vitamin C cho trẻ.

2.4. Các loại hạt giàu vitamin E

Thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn - Ảnh 3.

Bổ sung vitamin E cho cơ thể - Ảnh Internet

Khoa học chứng minh vitamin E có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ, đặc biệt là trẻ bị hen suyễn. Do đó thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn khó có thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn dầu hướng dương, dầu oliu... để giúp trẻ cải thiện triệu chứng khó thở.

2.5. Mật ong

Trong mật ong là một trong những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, những chất này có thể làm giảm tình trạng viêm và khiến đờm dễ dàng tống xuất ra ngoài nhờ khả năng làm loãng đờm. Điều này giúp bé tăng cường chức năng hô hấp và ngăn ngừa cơn hen tái phát cho trẻ. 

Cách sử dụng mật ong đối với trẻ bị hen phế quản khá đơn giản: Lấy 1 thìa cà phê mật ong (liều lượng tùy vào bé lớn hay nhỏ, bé lớn có thể tăng lên) pha với nước ấm cho bé uống hàng ngày.

Bên cạnh những thực phẩm mà trẻ bị hen phế quản nên ăn thì trẻ cũng cần tránh các thức phẩm như: thực phẩm có tính axit, thực phẩm chứa Sulfite, thực phẩm dễ bị dị ứng, thịt nướng,… bởi đây là những thực phẩm không có lợi đối với người bệnh hen suyễn, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn không nên bỏ qua những tư vấn và tuân thủ điều trị của bác sĩ để giúp trẻ thuyên giảm bệnh hiệu quả.


Tác giả: Phạm Thị Mai