Thực tế lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống có mối liên hệ với ung thư như thế nào rất phức tạp. Tuy nhiên, đối với một số thói quen và chế độ ăn uống còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới. Do đó việc phòng chống ung thư trở thành một trong những vấn đề y tế, sức khỏe được ưu tiên hàng đầu.
Dù các nghiên cứu cho kết quả rằng có nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư của một người. Tuy nhiên, một số yếu tố chính có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gồm chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đáng kể, thậm chí là nghiêm trọng.
Vào đầu những năm 1960, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ ung thư khác nhau giữa các quốc gia và xác định rằng các mô hình chế độ ăn uống cụ thể có mối tương quan với một số loại ung thư.
Hơn nữa, họ cũng phát hiện ra rằng tỉ lệ mắc ung thư ở những người từ các quốc gia có nguy cơ mắc ung thư thấp di cư đến các quốc gia có nguy cơ mắc ung thư cao. Điều này cũng cho kết quả rằng, chế độ ăn uống và lối sống có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển cũng như nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Từ đó, các nghiên cứu đã thu hẹp lại các loại thực phẩm và chế độ ăn uống cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đối với các nghiên cứu về chế độ ăn uống và nguy cơ mắc ung thư đang được thực hiện, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn nhiều lý do và cách thức khiến tại sao các loại thực phẩm này làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đọc thêm:
- Một vài thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học cho biết rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữ thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và một số loại ung thư.
Trong nghiên cứu được thực hiện bởi cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) là một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015 cho biết rằng: Các loại thịt đã qua chế biến chất gây ung thư, trong khi đó thịt đỏ chưa qua chế biến có thể gây ung thư.
Ngoài ra, một đánh giá được thực hiện vào năm 2018 cho kết quả rằng: Việc gia tăng lượng thịt đã qua chế biến đến 60g mỗi ngày, tăng thị đỏ lên 150g mỗi ngày còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên tới 20%.
Không những thế, ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến còn làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm khác gồm: ung thư dạ dày, ung thư vú.
Khi các hợp chất được tạo ra trong quá trình nấu nướng và hun khói ở nhiệt độ cao có thể gây ra tổn thương tế bào và bắt đầu sự phát triển của tế bào ung thư. Sắt heme được tìm thấy trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng có thể gây độc cho tế bào.
Ultra processed food hay còn gọi là thực phẩm chế biến kỹ. Đây là loại thức ăn chế biến công nghiệp có chứa hàm lượng fructose cao, chất điều vị, chất làm ngọt nhân tạo và chất làm đặc.
Một số loại thực phẩm chế biến kỹ gồm thực phẩm ăn nhẹ ngọt và mặn đã qua chế biến như nước ngọt, nước tăng lực, các loại ngũ cốc ăn sáng, thịt, pizza đông lạnh hay kẹo.
Theo các chuyên gia y tế cho biết khi ăn chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến quá kỹ, bao gồm cả chế độ ăn phương Tây, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 2018 với gần 105.000 người cho thấy rằng việc tăng tỷ lệ thực phẩm chế biến siêu tốc lên 10% có liên quan đến việc tăng đáng kể 12% nguy cơ mắc bệnh ung thư tổng thể và tăng 11% khả năng phát triển ung thư vú.
Do đó, khi sử dụng các loại thực phẩm chế biến rất giàu chất béo bão hoà, đường bổ sung và muối nhưng lại ít chất dinh dưỡng bảo vệ như chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thực phẩm chế biến kỹ cũng có chứa khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đáng kể do các hợp chất được hình thành trong quá trình chế biến như amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng.
Hơn nữa, các phụ gia thực phẩm và ô nhiễm bởi các hóa chất từ bao bì thực phẩm cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư có liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm chế biến quá kỹ.
Ngoài nguy cơ làm gia tăng mắc bệnh ung thư thì khi ăn các loại thực phẩm chế biến nhanh còn có thể khiến người sử dụng mắc một số bệnh mãn tính như: tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, gia tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Khi ăn với chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Các nhà khoa học cho rằng ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Nhiễm H. pylorităng đáng kểNguồn tin cậy nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, ăn thực phẩm nhiều muối có thể dẫn đến sản xuất Hợp chất N-nitroso (NOC). IARC có phân loại nhiều loại trong số này cũng có thể gây ung thư cho con người.
Đặc biệt, với chế độ ăn nhiều muối bổ sung có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Có thể bạn không biết rằng thói quen uống đồ uống quá nóng còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Trong khi đó, IARC đã phân loại đồ uống có nhiệt độ trên 149 ° F (65 ° C) là có thể làm gia tăng nguy cơ gây ung thư cho con người.
Đánh giá năm 2015 cho biết trong số 39 nghiên cứu được thực hiện cho thấy việc uống đồ uống nóng có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt là ở người dân Nam Mỹ và châu Á.
Nghiên cứu còn cho biết rằng, việc uống đồ uống quá nóng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 2 lần so với người uống đồ uống ấm hoặc lạnh.
Bởi vì khi các tái phát chấn thương có liên quan đến nhiệt độ, tế bào thực quản có thể dẫn đến sự phát triển của các tổn thương tiền ung thư và ung thư.
IARC đã xác định một số yếu tố chế độ ăn uống khác có thể dẫn đến sự tiến triển của ung thư gồm:
- Chế độ ăn uống có lượng đường huyết cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
- Chế độ ăn có lượng đường huyết cao cũng có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng gia tăng cao mãn tính mức insulin và kháng insulin. Điều này còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến nồng độ hormone và làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung.
- Đối với chế độ ăn có lượng đường cao thường giàu đường bổ sung và carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và gạo trắng.
- Aflatoxin là một hợp chất được tạo ra bởi một loại nấm phát triển trong thực phẩm như: các loại hạt, ngũ cốc và trái cây khô, được bảo quản trong điều kiện nóng ẩm. IARC coi aflatoxin gây ung thư. Nếu tiếp xúc lâu dài với aflatoxin có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư túi mật và ung thư gan.
Ngoài ra, các nhà khoa học coi việc tiếp xúc với Aflatoxin là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư gan ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là ở những người bị nhiễm viêm gan đang hoạt động, ảnh hưởng đến gan.
Các loại thực phẩm và chế độ ăn uống có thể chống lại sự phát triển của ung thư. Các nhà khoa học cho rằng một vài yếu tố dưới đây làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư lớn gồm:
- Hút thuốc lá.
- Uống quá nhiều rượu.
Nếu không thay đổi các thói quen xấu này thì thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ không có tác dụng cũng như tiềm năng bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ mắc ung thư.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong một số chế độ ăn uống có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư và lựa chọn dinh dưỡng, đồng thời còn có thể giúp tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư hiệu quả như:
- Chế độ ăn Địa Trung Hải. Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường.
Việc xây dựng chế độ ăn uống nhiều loại rau xanh, trái cây, thực phẩm thực vật giàu chất xơ có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ phát triển ung thư. Điều này xảy ra do các loại thực phẩm này có chứa các hợp chất giúp bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào.
Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng nhằm cung cấp lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đồng thời giảm các loại thực phẩm đã qua chế biến, thịt đỏ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến kỹ, thức ăn nhiều đường, nhiều muối cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Dù kết quả chỉ ra rằng có nhiều yếu tố sẽ gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư và phát triển ung thư gồm cả một số yếu tố mà con người không thể kiểm soát. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số chế độ ăn uống và thực phẩm cụ thể có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Bằng chứng cho thấy rằng thực phẩm chế biến quá kỹ, các sản phẩm thịt chế biến sẵn, chế độ ăn nhiều muối và uống đồ uống quá nóng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về cách chế độ ăn uống tác động đến sự phát triển và tiến triển của bệnh ung thư, nhưng việc giảm hoặc tránh đáng kể những loại thực phẩm này và thích ứng với mô hình ăn kiêng sẽ có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, hơn nữa điều này cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư của một người.
Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/can-food-choices-influence-cancer-risk#Foods-and-diets-linked-to-cancer-risk