Thực phẩm bổ sung lưu huỳnh cho cơ thể

Thực phẩm bổ sung lưu huỳnh cho cơ thể
Lưu huỳnh là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể và là khoáng chất phong phú thứ 3 được tìm thấy trong cơ thể con người. Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, có nhiều thực phẩm bổ sung lưu huỳnh, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Lưu huỳnh được tìm thấy trong tất cả các tế bào, đặc biệt là ở da, tóc và móng. Một chế độ ăn thường xuyên và giàu protein bao gồm hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ thịt, và các loại hạt có thể bổ sung lưu huỳnh cho cơ thể. 

Trong nhiều trường hợp, nước cũng có thể là nguồn lưu huỳnh tốt.

1. Vai trò của lưu huỳnh đối với cơ thể

Lưu huỳnh không thể thiếu đối với một số axit amin được tìm thấy trong cơ thể, nó chịu trách nhiệm cho các phản ứng sinh hóa và tổng hợp protein khác nhau. Nhiều hoạt động enzyme và các quá trình sinh học phụ thuộc vào lưu huỳnh, mà nếu cơ thể không đủ lưu huỳnh, các chức năng trao đổi chất khác nhau có thể bị ảnh hưởng. Lưu huỳnh có trong keratin, một thành phần cấu trúc chính của da, tóc và móng.

Lưu huỳnh cũng đóng vai trò là chất khử độc bằng cách loại bỏ một số chất độc hại ra khỏi cơ thể. Các lợi ích sức khỏe khác của lưu huỳnh bao gồm giúp cho các khớp khỏe mạnh thông qua việc hình thành các mô liên kết khỏe mạnh như sụn và dây chằng. Do đó, lưu huỳnh cũng được sử dụng trong điều trị viêm khớp liên quan đến khớp.

2. Thực phẩm bổ sung lưu huỳnh

Trên thực tế, tình trạng thiếu lưu huỳnh thường hiếm khi xảy ra, vì chúng ta hầu như đều cung cấp đủ nó cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơ thể không có đủ khoáng chất này dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Điều đó yêu cầu chúng ta phải bổ sung lưu huỳnh để đảm bảo sức khỏe. Cách đơn giản nhất đó là bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày. 

Dưới đây là những thực phẩm bổ sung lưu huỳnh cho cơ thể"

Thực phẩm bổ sung lưu huỳnh bao gồm:

 - Hải sản: Nhiều loại hải sản chứa hàm lượng protein cao. Chúng bao gồm tôm hùm, cua, sò, trai, tôm, và cá như cá hồi, cá tuyết chấm đen và cá tuyết

- Trứng gà, trứng vịt

- Thịt nội tạng như gan, tim và thận

- Thịt bê, thịt bò, thịt gà và thịt lợn

- Các loại hạt như đậu phộng, quả hạch, hạnh nhân và quả óc chó, các loại ngũ cốc

- Phô mai

- Sữa bò, đặc biệt là từ những con bò ăn cỏ

- Đào và mơ

- Các loại rau lá xanh bao gồm bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.

- Hành và tỏi.

Lưu huỳnh trong chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe của khớp, da, tóc, móng và các mô liên kết. Nó cũng có thể làm chậm các xung thần kinh, có khả năng giúp giảm đau. 

Theo nhiều nghiên cứu, thực phẩm có chứa lưu huỳnh thường đóng góp 3 đến 4,5 gram lưu huỳnh vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày - cao hơn mức tiêu thụ đủ hàng ngày. 

Cơ thể của bạn thêm vào điều này bằng cách sản xuất khoảng 1 gram lưu huỳnh mỗi ngày. Lượng lưu huỳnh còn lại trong chế độ ăn uống của bạn đến từ đồ uống, với hầu hết mọi người thu được từ 0,26 đến 1,3 gram từ một lượng nhỏ lưu huỳnh trong nước uống. Như vậy, bạn có thể thu được một lượng lớn lưu huỳnh trong chế độ ăn kiêng ngay cả khi không ăn thực phẩm chứa nhiều MSM (methylsulfonylmethane), vitamin B hoặc axit amin có chứa lưu huỳnh.

Mức lưu huỳnh thấp có thể xảy ra ở những vùng đất nghèo lưu huỳnh. Ngoài ra, có chế độ ăn nghèo protein và ăn thực phẩm có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu lưu huỳnh. Chúng ta nên theo dõi tình hình sức khỏe và bổ sung lưu huỳnh ngay khi cần thiết để đảm bảo rằng cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh và ở trạng thái tốt nhất. 

Ngoài ra cũng nên có sự tham khảo các bác sĩ, chuyên gia khi bổ sung lưu huỳnh cũng như có thay đổi về chế độ ăn uống để không có những tác động ngoài ý muốn đến cơ thể của chúng ta.

Nguồn: https://www.dovemed.com/healthy-living/wellness-center/which-foods-contain-most-sulfur/


Tác giả: Lan Anh