Nguyên văn dòng chia sẻ của một tài khoản trên facebook:
"CẢNH BÁO từ BÁC SĨ VIỆN NHI:
Đang có dịch nhiễm virus RSV. Hiện tại chưa có thuốc chữa đặc trị hữu hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Cha mẹ có con nhỏ chú ý.
Các mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ở thời điểm giao mùa này nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp rất cao, nên hạn chế cho con đến những nơi công cộng, nơi đông người, tránh khói thuốc lá, khói than củi, khói bụi, và đặc biệt là KHÔNG CHO BẤT CỨU AI HÔN CON MÌNH.
Khi nhiễm virus RSV, ban đầu trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thẻ sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bệnh nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, tự khỏi bệnh sau 3 - 5 ngày. Song trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, thiếu cân.. do sức đề kháng kém, bệnh dễ chuyển nặng. Nhẹ, bệnh nhi chỉ có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), nặng hơn thì dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp nhanh.".
Thông tin mà tài khoản trên chia sẻ đã khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng.
Dòng chia sẻ về virus RSV lây bệnh cho trẻ qua những nụ hôn (Nguồn: SKĐS)
Vậy thực sự có chuyện virus RSV lây bệnh cho trẻ qua những nụ hôn không?
Bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai cho biết gần như là không có chuyện virus RSV lây bệnh cho trẻ xuất hiện ở người lớn, vì thế mà vấn đề lây nhiễm virus này cho trẻ qua những nụ hôn là có rất ít khả năng xảy ra. Bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Tuy nhirn thì bác sĩ cũng lưu ý rằng, nếu như người lớn đang mắc những bệnh về đường hô hấp hay tay chân miệng, cúm thì cần phải hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ nói riêng và những người xung quanh nói chung. Khi cho trẻ đến nơi đông người cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý.
RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp. Việc nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa đông xuân.
Nhiễm virus RSV trở nên nghiêm trọng khi trẻ bị nhiễm sinh non hay đang gặp những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Đối với người lớn, cần lưu ý với nhóm người cao tuổi và những người đang mắc các bệnh về tim mạch, bệnh về phổi và nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Dấu hiệu ở trẻ:
Với trẻ khi bị nhiễm virus RSV thường có dấu hiệu ban đầu khá giống với bệnh cảm lạnh hay những biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm tai giữa, nếu nặng hơn có thể là viêm tiểu phế quản, viêm phổi và suy hô hấp nhanh.
Cụ thể: hắt hơi, sổ mũi và sốt (từ nhẹ tới sốt cao). Một số biểu hiện khác như: bơ phờ, mệt mỏi, giảm hứng thú với những thứ xung quanh.
Đôi khi có thể tỏ ra cáu kỉnh, gắt gỏng, ngủ không ngon, bú kém đi. Đối với trẻ sinh non, hay từng có tiền sử về chứng ngưng thở thì khi nhiễm virus RSV có thể bị ngưng thở từ 15 tới 20 giây.
- Đối với người lớn
Dấu hiệu nhiễm RSV có thể là ho, bị nghẹt mũi hay sổ mũi. Có thể bị đau họng nhẹ, đau tai kèm sốt khi bắt đầu bị bệnh.
Lưu ý là nếu bị sốt cao cũng không có nghĩa là bệnh trở nên nặng hơn.
Hiện nay các bác sĩ cho biết rằng không có một nhóm thuốc đặc hiệu nào giúp điều trị bệnh nhiễm virus RSV gây ra.
Đối với trẻ khi mắc bệnh thì cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp; đồng thời đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin. Nhiễm virus RSV trẻ có thể tự khỏi tuy nhiên cần phải chú ý theo dõi sát những biểu hiện bất thường để đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời.
Những ca bội nhiễm thì cần phải cho sử dụng thuốc kháng sinh, truyền dịch hay hỗ trợ thở khí oxy. Tuy nhiên thì cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc không có kê đơn của bác sĩ để sử dụng cho trẻ. tránh gây nguy hiểm.
Nhóm vi khuẩn và virus có thể lây truyền qua nụ hôn có thể kể đến như vi khuẩn lao, vi khuẩn não mô cầu, virus cúm, virus sởi, quai bị,..
Đường lây chủ yếu là giọt nhỏ phát sinh từ người bệnh thông qua ho, nói chuyện hay lúc hắt hơi. Cụ thể:
- Virus Herpes
Khi hôn hay tiếp xúc cũng có thể gây ra những đốm mụn nước, chùm loét herpes trên vùng da hay vùng bán niêm mạc. Virus này có thể xâm nhập ở dạng ngủ cho tới khi có yếu tố kích thích phát triển sẽ "phát ra bên ngoài" gây ra chốc mép, zona, viêm não do herpes,...
- Virus cytomegalo (CMV)
Đây cũng là một chủng virus thuộc nhóm herpes. Nó có thể lây lan qua dịch nước bọt, nước tiểu hay tiếp xúc máu. Nếu một người bị nhieexxm CMV, virus này sẽ ở trong cơ thể của người bệnh suốt đời.
Mặc dù không gây bệnh nghiêm trọng nhưng nếu như thai nhi bị nhiễm CMV có thể gây ảnh hưởng tới phát triển thai kỳ, Ngoài ra thì người có sức đề kháng kém nếu nhiễm virus cũng có thể gặp những tổn thương về gan, phổi hay chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
- Virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng, virus enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy...
- Một số nghiên cứu cho biết vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạng dày cũng có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt.
Vì thế mà nhiều chuyên gia đã khuyến cáo việc người lớn đến thăm trẻ không nên cọ mũi hay hôn môi dù đó chỉ là đường lây truyền thứ cấp.