Tiến sĩ David Conway là giảng viên cao cấp tại ĐH Glasgow Dental School (Anh) trong một kết luận nghiên cứu đã cho biết rằng: mọi người không nên lạm dụng nước súc miệng và sử dụng nó với tần suất thường xuyên thay cho phương pháp làm sạch răng truyền thống là dùng kém đánh răng và chỉ nha khoa để vệ sinh bởi nước súc miệng gây ung thư miệng.
Cụ thể hơn nữa, ông cho biết sức khỏe của răng miệng kém cũng chính là một trong những lý do khiến chúng ta dùng nước súc miệng nhiều hơn - từ đó nước súc miệng gây ung thư miệng cũng là một nguyên nhân có thể xảy ra.
Liệu nước súc miệng gây ung thư có đúng không? (Ảnh: Internet)
Tiến sĩ Conway, nói: "Tôi sẽ không khuyên mọi người có thói quen dùng nước súc miệng. Bạn có thể thi thoảng dùng và có những dịp nha sĩ kê toa nước súc miệng khi bệnh nhân khô miệng do bệnh lý nào đó hoặc do loại thuốc họ đang dùng. Nhưng với tôi, tất cả những điều cần thiết là thường xuyên đánh răng đúng cách với kem đánh răng có chứa florua và dùng chỉ nha khoa, kết hợp với khám răng miệng định kỳ".
Lời khuyên này được xuất phát từ nghiên cứu của những nhà khoa học thuộc ĐH Glasgow và các đồng nghiệp châu Âu đã công bố trên tạp chí về ung thư miệng Oral Oncology. Họ đã thực hiện đánh giá trên 1.962 bệnh nhân ung thư cùng với 1.993 người khỏe mạnh khác ở 13 trung tâm ở 9 quốc gia khác nhau để xem rằng liệu nước súc miệng gây ung thư miệng có đúng hay không.
Theo đó thì nhóm người có sức khỏe của răng miệng kém, bao gồm nhóm đã làm răng giả và nhóm bị chảy máu răng liên tục là hai nhóm có nguy cơ bị mắc ung thư miệng cao hơn các nhóm được nghiên cứu khác.
Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: có sợi dây liên hệ giữa hành vi lạm dụng nước súc miệng cùng với nhóm người dùng nước súc miệng cho mục đích che giấu đi mùi hôi miệng hay mùi thuốc lá và rượu, đặc biệt mùi thuốc lá và mùi rượu bia lại là nguyên nhân độc lập có thể gây ra ung thư miệng.
Nghiên cứu này củng cố thêm cho nội dung của một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia năm 2009 cũng xem xem nước súc miệng gây ung thư miệng không. Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra "bằng chứng đầy đủ" để chứng minh rằng trong nước súc miệng có chứa cồn là thành phần làm tăng lên nguy cơ mắc các bệnh về đường hầu họng, trong đó có ung thư.
Nguyên nhân khi bạn xúc miệng thì sẽ thúc đẩy sự xâm nhập vào niêm mạc miệng dễ dàng hơn, từ đó làm các tế bào bất thường phát triển theo chiều hướng xấu cũng đơn giản hơn.
Giáo sư Damien Walmsley - là cố vấn của Hiệp hội nha khoa Anh cho biết, mặc dù nghiên cứu này của nhóm không phải là một "kết luận" nước súc miệng gây ung thư miệng. "Tuy nhiên, nó tái khẳng định rằng hút thuốc cùng với uống nhiều rượu và chế độ ăn uống nghèo nàn qua thời gian là yếu tố nguy cơ cao phát triển ung thư khoang miệng và thực quản", ông cũng nói thêm. Các hành vi này thường xảy ra ở nhóm người không khám nha khoa định kỳ hay lười vệ sinh răng miệng.
Theo ông, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh, nhóm người có nguy cơ bị mắc ung thư miệng cũng có thể đã dùng nước súc miệng có chứa cồn và không thích hợp trong việc sử dung với mục đích che giấu việc họ đã hút thuốc hoặc uống rượu. "Nước súc miệng nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đừng lạm dụng", ông Damien Walmsley cho biết.
- Nước súc miệng là sản phẩm an toàn
Nhiều loại nước súc miệng có chứa hàm lượng cồn cao (có thể gây ra nguy hiểm đối với trẻ em) dẫn đến tình trạng khô miệng khi sử dụng. Và cũng trớ trêu đó lại chính là nguyên nhân có thể làm bạn có mùi hôi miệng đồng thời gây ra tình trạng kích ứng mô miệng.
Bạn nên đánh răng thay vì sử dụng nước súc miệng vì những tác động không tốt tới lớp niêm mạc miệng (Ảnh: Internet)
Tiến sĩ Lewis West là một nha sĩ ở Toronto thuộc Canada còn cho biết thêm: "Ở một số người, cồn có thể khiến chân răng trở nên nhạy cảm".
- Nước súc miệng có thể chữa khỏi hôi miệng
Nước súc miệng chỉ có thể tạm thời có thể giúp người dùng làm giảm đi tình trạng miệng có mùi, tuy vậy thì đây không phải một cách điều trị bệnh hôi miệng dứt điểm.
Nước bọt đôi khi cũng có thể phản lại việc chúng ta sử dụng nước súc miệng bằng việc làm loãng nước súc miệng nhờ hoạt động của protein.
- Nước súc miệng có thể thay thế cho việc đánh răng
Nước súc miệng dù có thể làm giảm thiểu mức độ hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Nhưng đây lại không phải là một biện pháp giúp bảo vệ răng miệng của bạn trong cả một ngày.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa hay đánh răng với bàn chải lông mềm sẽ giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn.