Thực hư chuyện ăn lá dương xỉ để sinh tồn trong 7 ngày: Dương xỉ có độc không?

Thực hư chuyện ăn lá dương xỉ để sinh tồn trong 7 ngày: Dương xỉ có độc không?
Trong các tình huống sinh tồn thì việc tìm kiếm nguồn thức ăn xung quanh là vô cùng quan trọng. Vào mùa xuân, dương xỉ non sinh trưởng mạnh. Liệu dương xỉ có độc không?

Trường hợp bà Nguyễn Thị Bích Liên (sinh năm 1963 - ngụ tại Hà Nội), không may bị ngã và rơi xuống vực sâu tại khu vực chùa Đồng từ ngày 27/04/2022 và được phát hiện vào ngày 03/05/2022 trong trạng thái tỉnh táo, vận động bình thường nhờ sinh tồn bằng lá dương xỉ, củ lạc tiên trong 7 ngày. Theo các chuyên gia thì may mắn là bà Liên có kỹ năng sinh tồn tốt bên cạnh đó, lá dương xỉ hay củ lạc tiên đều lành tính, không có độc gây ảnh hưởng tới tính mạng.

1. Dương xỉ là cây gì?

Thực tế thì phần non của cây dương xỉ được dùng làm đồ ăn từ hàng nghìn năm nay, nhưng không phải cây dương xỉ nào cũng ăn được.

Dương xỉ có tên tiếng anh là Fern, tên khoa học là Polypodiopsida hoặc Polypodiophyta thuộc bộ Polypodiales và họ Polypodiaceae Bercht. & J.Presl, 1820. Đây là cây thân thảo và gần như không có thân, nhiều rễ, bám chặt vào những loại cây khác để sinh trưởng. Dương xỉ thường mọc tự nhiên trong rừng hoặc những khu vực đất nhiễm phèn,...

Thực hư chuyện ăn lá dương xỉ để sinh tồn trong 7 ngày: Dương xỉ có độc không? - Ảnh 2.

Thực tế thì phần non của cây dương xỉ được dùng làm đồ ăn từ hàng nghìn năm nay, nhưng không phải cây dương xỉ nào cũng ăn được (Ảnh: Internet)

Thông thường chiều cao trung bình của cây dương xỉ là từ 15 - 30 cm. Đây là loại cây có lá kép, lá non có màu nâu pha màu xanh, dáng lá uống cong thành từng cụm, có lông tơ nhỏ.

Dương xỉ là loại thực vật có mạch, không có hoa và hạt.

Dương xỉ có độc không?

Như đã nói ở trên thì không phải loại dương xỉ nào cũng ăn được. Đã có những bằng chứng cho thấy một số loại dương xỉ có chứa độc tố. Chẳng hạn như đọt của dương xỉ diều hâu hay dương xỉ đà điều có chứa một số độc tố chứa xác định chính xác.

Đặc biệt, với dương xỉ diều hâu (Pteridium aquilinum), nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể  làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do hợp chất ptaquiloside. Tuy nhiên, ptaquiloside hòa tan trong nước và cũng không ổn định ở nhiệt độ phòng. Hơn nữa, nó có thể bị phá hủy bằng cách đun sôi và tiếp xúc với muối. Nhưng tốt nhất, vẫn cần cẩn thận khi ăn.

Một mối quan tâm chung khác đối với việc ăn dương xỉ là enzyme thiaminase phân huỷ  vitamin B1. Vì thế nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng bệnh beriberi (thiếu B1).

Trong trường hợp nghiêm trọng, thiếu B1 có thể dẫn đến suy tim. Tuy nhiên, những trường hợp ngộ độc này bắt nguồn từ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm từ các khu vực bị "lên men" nặng, nơi các bào tử dương xỉ có mặt ở nồng độ cao.

Thực hư chuyện ăn lá dương xỉ để sinh tồn trong 7 ngày: Dương xỉ có độc không? - Ảnh 3.

Dương xỉ là loại thực vật có mạch, không có hoa và hạt (Ảnh: Internet)

Chính vì thế, trường hợp của bà Liên là may mắn khi tìm được phần non của cây dương xỉ lành tính, không có độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

2. Giá trị dinh dưỡng của dương xỉ

Dương xỉ sau khi làm sạch có vị thơm và ngọt nhẹ đặc trưng có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. 

Chúng chứa chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 và omega-5, đồng thời giàu chất xơ, vitamin C và sắt. Giống như chuối, phần non của dương xỉ chứa ít natri nhưng lại giàu kali.

Hiện tại, các loại dương xỉ phổ biến được sử dụng làm thực phẩm trên thế giới bao gồm:

- Dương xỉ đà điểu (Matteuccia struthiopteris), loại dương xỉ này có hương vị khá ngon được mô tả giống vị của măng tây

- Dương xỉ cái (Athyrium filix-femina), là loại dương xỉ được ứng dụng trong chữa bệnh hô hấp và đường tiêu hoá

- Dương xỉ quế hay dương xỉ hắc mai (Osmunda cinnamomea)

- Dương xỉ hoàng gia (Osmunda regalis)

- Dây choại (Stenochlaena palustris)

- Ráng ất minh Nhật (Osmunda japonica) được làm rau ăn giàu dinh dưỡng với tên gọi "quyết thái" thuộc họ rau vi phổ biến tại Nhật Bản

- Rau dớn (Athyrium esculentum) món ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam. Rau dớn dùng để hỗ trợ chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, giải nhiệt, giải thử, nhuận tràng,... 

Chế biến dương xỉ an toàn

Thực tế, để đảm bảo an toàn khi ăn dương xỉ bạn cần loại bỏ được lớp vỏ nâu bên ngoài, đồng thời rửa dưới nước lạnh nhiều lần. Sau khi làm sạch dương xỉ cần được luộc hoặc hấp. Việc đun sôi giúp phần non dương xỉ giảm được vị đắng, lượng tannin cũng như các chất độc hại.

Thực hư chuyện ăn lá dương xỉ để sinh tồn trong 7 ngày: Dương xỉ có độc không? - Ảnh 4.

Phần non của cây dương xỉ có thể được chế biến thành nhiều món (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên luộc dương xỉ trong 15 phút hoặc hấp từ 10 - 12 phút để đảm bảo an toàn.

3. Các bài thuốc phổ biến từ cây dương xỉ

Theo Bác sĩ Hoàng Xuân Đại thì dương xỉ có thể được ứng dụng hỗ trợ chữa các bệnh như:

Bệnh như lang ben, bạch biến

Lấy lá dương xỉ rửa sạch, đem phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột, trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với đặc tính của làn da). 

Thường xuyên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy những tình trạng trên được khắc phục nhanh chóng và dần biến mất.

Mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư

Theo Đông y dương xỉ là một cây thuốc quý trong dân gian có thể hỗ trợ điều trị những căn bệnh trên một cách hiệu quả. Trong các loại dương xỉ thì cẩu tích (loại có thân yếu, lá to, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt) được đánh giá là tốt nhất. Lấy 15 - 20g cẩu tích,10g thục địa, 8 - 10g dây tơ hồng (đã sao), 10g đỗ trọng đem sắc với 750m.

Đun để lửa nhỏ đun cho đến khi cạn còn 200ml nước thì được. Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.

Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn

Cẩu tích 15 - 20g, rễ cỏ xước 10 - 12g, ý dĩ 12 - 16g, mộc qua 6 - 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp

Cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 - 12g, xuyên khung 4 - 6g, tục đoạn 10 - 12g, cốt toái bổ 10 - 12g, tầm gửi cây dâu 12 - 16g, bạch chỉ 4 - 6g. Những nguyên liệu trên nấu với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia ra 2 lần uống vào trước bữa ăn.

Ngoài ra theo Đông y, dương xỉ được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, bong gân phong thấp, cầm máu,...

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khoẻ.

Khi bị lạc trong rừng, trước tiên, hãy bình tĩnh áp dụng theo nguyên tắc S-T-O-P

S – ngồi xuống (Sit down)

T – nghĩ (Think)
O – Quan sát xung quanh (Observe your surroundings)

P – Chuẩn bị để tìm hướng giải quyết bằng các vật dụng mang theo (Prepare for survival by gathering materials).

Sau đó tìm kiếm sự chú ý, nơi có nước sạch, nơi trú ẩn an toàn, nguồn thức ăn an toàn và đặc biệt không nên đi quá xa khỏi vị trí bạn bị mất liên lạc với người đi cùng.

Nguồn dịch: 

1. How to Identify and Eat Edible Ferns

2. Fern


https://suckhoehangngay.vn/thuc-hu-chuyen-an-la-duong-xi-de-sinh-ton-trong-7-ngay-duong-xi-co-doc-khong-20220505003825139.htm
Tác giả: Allen