Quá trình khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm có tác dụng chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ chính xác. Điều này liên quan đến việc chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ chỉ bằng cách hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe gần đây của bạn, cùng một số kiểm tra mắt đơn giản.
Bác sĩ có thể loại trừ nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ chỉ bằng cách hỏi về các triệu chứng của và lịch sử tiếp xúc. Các câu hỏi chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ thường là:
- Triệu chứng của bệnh là gì? Thời gian xuất hiện triệu chứng?
- Bạn có tiếp xúc gần với những người bị viêm kết mạc khác hay không?
- Có bất kỳ chất kích thích nào tiếp xúc với mắt của bạn không?
- Mắt có bị kích ứng hoặc tổn thương bởi vật nào không?
- Kiểm tra số mắt bị ảnh hưởng, các triệu chứng xuất hiện ở 1 hay 2 bên mắt.
- Kiểm tra dịch ghèn để đưa ra kết luận chuẩn đoán bệnh đau mắt đỏ sơ bộ. Bệnh đau mắt đỏ sẽ khiến mắt tiết dịch ghèn. Nếu đau mắt đỏ do virus thì ghèn mắt thường ít, lỏng và trong. Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn thì ghèn mắt thường nhiều, đặc, có màu xanh hoặc vàng như mủ.
- Xem các hạch bạch huyết xung quanh tai và cổ có bị sưng không cũng là cách chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ có thể là do nhiễm trùng gây ra.
- Lật mí mắt và kiểm tra xem có dị vật ở trong mắt hay không.
- Bác sĩ có thể khám mắt bằng đèn khe - một dụng cụ bao gồm kính hiển vi và chùm ánh sáng năng lượng cao. Thiết bị này cho phép bác sĩ kiểm tra toàn bộ mắt, bao gồm cả kết mạc, củng mạc, hoặc lòng trắng của mắt; mống mắt, và giác mạc. Nó cũng giúp bác sĩ phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt của mắt. Từ đó bác sĩ có thể loại trừ tình trạng đỏ mắt có phải là do kích ứng và tổn thương khác gây ra hay không.
- Để chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ đang ở tình trạng nào, có ảnh hưởng đến thị lực hay không. Bác sĩ có thể tiến hành bài kiểm tra thị lực. Bạn sẽ được yêu cầu đọc bảng chữ cái hoặc ký hiệu từ khoảng cách nhất định, đồng thời che 1 mắt mỗi lần.
Trong các trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh kéo dài quá 2 tuần, hoặc bác sĩ nghi ngờ bệnh có nguy cơ biến chứng cao. Thì bạn sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ chuyên sâu. Các xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đánh giá tình trạng tổn thương của mắt. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước mắt hoặc dịch tiết ở mắt bằng tăm bông và gửi đến phòng thí nghiệm. Qua xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được chủng loại virus hoặc vi khuẩn gây ra bệnh đau mắt đỏ. Không chỉ vậy, mẫu dịch tiết còn có thể được thử nghiệm với các loại kháng sinh khác nhau để cho biết loại nào hiệu quả nhất để điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Thông thường phải mất vài ngày mới có kết quả xét nghiệm nuôi cấy dịch tiết.
Kiểm tra phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng DNA từ mẫu vật để xem có nó bị nhiễm trùng hay không.
PCR có thể được sử dụng để sàng lọc cả vi khuẩn và vi rút. Các vi khuẩn phổ biến nhất được sàng lọc là chlamydia và bệnh lậu. Kết quả thường có trong vòng 24h. Tuy nhiên, không giống như phương pháp chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ bằng nuôi cấy truyền thống, nó không thể kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh.
Mặc dù PCR có thể đẩy nhanh quá trình chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên vẫn có thể làm chậm trễ trong điều trị. Nhất là đối với bệnh nhân muốn được điều trị ngay tại thời điểm đến khám.
Adenovirus là chủng virus gây bệnh đau mắt đỏ phổ biến nhất. Một xét nghiệm sàng lọc khá đơn giản có thể cho bạn biết mình có bị nhiễm virus hay không chỉ trong 10 phút. Bác sĩ sẽ nhỏ 1 loại thuốc nhỏ mắt đặc biệt, kéo căng mi dưới của bạn, trong đó đặt que thử vào mi trong và xoa nhẹ để lấy mẫu. Trong trường hợp này, bạn không cần dùng kháng sinh và có thể tiết kiệm chi phí điều trị.
Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/how-pink-eye-is-diagnosed-4160463