Thực đơn mẫu dành cho bệnh nhân ung thư amidan

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Thực đơn mẫu dành cho bệnh nhân ung thư amidan
Bệnh nhân ung thư amidan thường gặp rất nhiều khó khăn về ăn uống do tình trạng mất vị giác, chán ăn, đau khi nhai và nuốt,... Xây dựng thực đơn khoa học sẽ giúp bệnh nhân có thái độ tích cực hơn với ăn uống, đảm bảo nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng.

1. Công thức xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư amidan

Cơ thể của bệnh nhân ung thư amidan đang phải làm việc chăm chỉ một cách bất thường: chiến đấu với các tế bào ung thư và chống lại sự phá hủy các tế bào khỏe mạnh do trị liệu gây ra bằng cách sửa chữa và thay thế các tế bào đã bị hư hại. Sự căng thẳng này đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường để có thể duy trì các chức năng tiêu chuẩn của cơ thể. 

Nếu không nạp đủ năng lượng, bệnh nhân ung thư amidan sẽ bị sụt cân, khả năng đối phó với bệnh tật cũng kém đi, hồi phục diễn ra lâu hơn. Do vậy, việc xây dựng thực đơn khoa học cho bệnh nhân ung thư amidan là vô cùng cần thiết.

- Khi xây dựng thực đơn, bạn nên nhận thức được lượng calo, chất béo, carbohydrate, protein, sữa, trái cây và rau quả thích hợp. Nếu cảm thấy khó khăn và không rõ ràng, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. 

- Thực đơn mỗi bữa ăn cần có đủ thành phần các nhóm dinh dưỡng, nhưng thực phẩm cần được thay đổi đa dạng. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư amidan có thể được xây dựng dựa trên công thức sau:

Công thức thực đơn 2200 calo:

Các loại ngũ cốc : Ăn 7 bữa trong ngày, mỗi bữa 30g.

Rau: Ăn 3 bữa trong ngày, mỗi bữa 1 chén.

Trái cây: Ăn 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 chén.

Protein: Ăn 6 bữa trong ngày, mỗi bữa 30g.

Sữa: Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần 1 cốc.

Dầu ăn: 6 muỗng cà phê

- Dựa vào công thức trên, bạn có thể tùy ý chia và phối hợp các thực phẩm theo ý thích. Ví dụ bữa sáng chủ yếu là trái cây, ngũ cốc và sữa. Bữa trưa với rau, hạnh nhân và 1 ít dầu oliu làm salat. Bữa tối sẽ bao gồm các phần còn lại ngũ cốc, protein, sữa và dầu. Ăn vặt trong ngày có thể là sữa, ngũ cốc, trái cây.

- Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng sữa thì có thể thay bằng thực phẩm khác. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn nhận được lượng chất béo, canxi và protein tương tự như sữa.

- Những thực phẩm như chuối, táo, đào, lê, mận, bơ, yến mạch, gạo, khoai lang, đậu xanh, bí, đậu Hà Lan, gà, gà tây và thịt bò nên được ưu tiên trong các thực đơn, bởi chúng giàu vitamin và năng lượng, lại dễ trộn và kết hợp với các thực phẩm khác.

2. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân ung thư amidan

Thực đơn 1:

- Bữa sáng: 1 chén bột yến mạch trộn với 1 cốc sữa tươi có đường.

- Bữa phụ sáng: 1 hộp pudding làm bằng sữa nguyên chất.

- Bữa trưa: 1 chén ngũ cốc, 1h chén phô mai, 2 quả trứng rán, 1 đĩa trái cây.

- Bữa phụ chiều: 1 đĩa trái cây tươi, 1 hộp kem.

- Bữa tối: 1 bát súp gà, 1 chén ngũ cốc

Ăn kèm ngũ cốc, sữa và trái cây thêm các bữa ăn vặt khi đói hoặc khi cảm thấy thèm ăn.

Thực đơn 2:

- Bữa sáng: 1 chén ngũ cốc, 1 cốc sữa nguyên chất, 1 quả xoài.

- Bữa phụ sáng: 1 chén khoai lang, 1 cốc sữa chua.

- Bữa trưa: 2 chén ngũ cốc, 1 chén rau bina, 150g ức gà, 1 chén dâu tây.

- Bữa phụ chiều: 1 chén khoai lang, 1 cốc sữa.

- Bữa tối: 1 chén ngũ cốc, 50g thịt lợn, 1 chén rau bina.

Ăn kèm ngũ cốc, sữa và trái cây thêm các bữa ăn vặt khi đói hoặc khi cảm thấy thèm ăn.

Tùy vào sở thích từng hôm mà thực phẩm có thể thay đổi linh hoạt. Ví dụ ngày hôm nay bạn thích ăn nhiều trái cây, thì ngày hôm sau có thể giảm bớt trái cây và tăng nhóm thực phẩm khác bù vào. Quan trọng nhất là bệnh nhân ung thư amidan giữ được thái độ ăn uống tích cực. 

Cố gắng giữ một chế độ ăn uống khoa học là cách tốt nhất và dễ nhất mà bệnh nhân ung thư amidan có thể làm để chống chọi lại với bệnh tật. 


Tác giả: Minh Vy