Bà bầu bị cao huyết áp hay huyết áp thấp đều có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Do đó trong suốt thời gian mang thai bà bầu cần có những chọn lựa kỹ lưỡng cho thực đơn hàng ngày của mình. Làm sao vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, vừa có thể hạn chế triệu chứng của bệnh.
Để giữ mức huyết áp luôn trong ngưỡng ổn định nhất. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những lưu ý. Nên và không nên ăn gì trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp một cách tốt nhất.
Cao huyết áp không chỉ có những tác động xấu đến sức khỏe của bà bầu. Mà nó còn có những ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Cũng chính vì lẽ đó mà các bà bầu khi gặp tình huống này cần phải thăm khám thường xuyên. Bởi cao huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
- Tăng huyết áp mãn tính: Đây chính là tình trạng có từ trước khi mang thai. Biến chứng này có thể kéo dài trong khoảng từ 12 tuần trở đi sau khi sinh.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là tình trạng mẹ bầu tăng huyết áp do mang thai. Những vấn đề này thường xảy ra khi mang thai, thường gặp ở tuần thai thứ 20 đến 24. Với những triệu chứng điển hình như: Phù, tăng cân nhanh, tiền sản giật nhẹ.
- Tiền sản giật: Đây chính là hội chứng bệnh lý sản khoa rất nguy hiểm của các bà bầu, bởi liên quan đến bệnh cao huyết áp khi mang thai. Tiền sản giật thường khởi phát vào giai đoạn nửa sau thai kỳ (Từ tuần thứ 21). Kèm theo đó là những dấu hiệu bị tổn thương ở gan, thận, phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, bởi rất có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời và đúng cách.
Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.
Mặc dù bị cao huyết áp nhưng mẹ bầu vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vẫn giữ huyết áp nằm trong ngưỡng an toàn dành cho các bà bầu là gì? Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau.
Đạm, Protein là những nhóm thực phẩm cần thiết cho việc bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thông thường những người bị cao huyết áp hay hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể. Vì thế việc bổ sung đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bản chất, đạm có nguồn gốc thực vật thực sự rất tốt cho bà bầu, chúng vừa lành tính, lại không gây đầy bụng. Mẹ có thể tìm thấy nhóm thực phẩm này trong các loại: Đậu tương, các sản phẩm từ đậu tương, thịt nạc cá, trứng,…
Chất béo cũng là một trong những nhóm không thể thiếu trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp. Mẹ nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay cho chất béo có từ nguồn gốc động vật. Mẹ bầu nên bổ sung chất béo thực vật từ đậu phộng, dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành.
Có rất nhiều người lầm tưởng đường và chất bột đường là một. Tuy nhiên, đây chính là hai nhóm thực phẩm có tác dụng khác nhau. Nhìn chung chất bột đường thuộc nhóm thực phẩm cần thiết trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp. Còn đường chỉ tốt cho những mẹ bầu bị tụt huyết áp thôi. Nhóm thực phẩm chứa chất bột đường nhiều nhất chính là ngũ cốc, khoai củ, bột mì,…
Vitamin và khoáng chất luôn là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu bị cao huyết áp. Nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất A, C, E cùng các nguyên tố vi lượng. Như: Crom, sắt, flo, coban, đồng, mangan, kẽm,…
Ngoài ra, mẹ bầu bị cao huyết áp nên thường xuyên sử dụng những loại rau củ quả. Có chứa nhiều chất này như: cà rốt, hành tây, cần tây, cà chua, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, lê, cam, bưởi,…
Đi cùng với những thực phẩm cần tăng trong chế độ ăn của mẹ bầu bị cao huyết áp. Mẹ cũng cần hạn chế hoặc không dùng một số thực phẩm sau.
Đường chỉ thực sự tốt với những mẹ bầu bị huyết áp thấp. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp nên sử dụng chất bột đường mà thôi. Hạn chế hoặc không nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường như: Bánh kẹo, trái cây quá ngọt, kem... Bởi chúng sẽ khiến cho huyết áp của mẹ lên cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
Theo bác sĩ chuyên khoa thì thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật. Sẽ làm cho hệ tiêu hóa của các mẹ khó tiêu hơn, chúng còn làm tăng cholesterol trong máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ điển hình như: Thức ăn nhanh, phủ tạng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp bạn nên hạn chế sử dụng muối. Nên duy trì lượng muối ăn trong khoảng 6g/ngày. Nếu mẹ bầu gặp những hiện tượng như: phù, suy tim... thì nên sử dụng từ 2 đến 4g/ ngày. Nói không với những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt nguội, dưa muối chua,…
Thực phẩm chế biến sẵn không chỉ gây hại cho sức khỏe bà bầu mà còn gây nhiều tác hại khác. Đọc thêm bài viết: Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm chế biến sẵn và nguy cơ gây ung thư vú.
Thực tế những thức uống như: Rượu, cafe, nước ngọt, chè xanh đặc...vốn đã không tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu bị cao huyết áp không nên sử dụng những thức uống này. Thay vào đó mẹ nên tăng cường uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, sữa bầu,…
Thông thường những người bị cao huyết áp phải sử dụng đến thuốc hạ huyết áp. Nhưng không phải loại thuốc điều trị nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng được. Vì thế, thay vì sử dụng thuốc mẹ bầu nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Cũng như kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên.
Một chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp. Sẽ giúp mẹ ổn định sức khỏe của mình. Chúc các chị em luôn mạnh khỏe trong suốt quá trình mang thai.