Theo thống kê, phần lớn bệnh nhân phát hiện mắc bệnh tiểu đường đều đã đang ở giai đoạn 2 (tiểu đường tuýp 2). Vì thế, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ trở thành băn khoăn của rất nhiều người bệnh.
Theo các thống kê, bệnh tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm tới 85 - 90 % tổng số bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Hiện nay, không ít trường hợp người bệnh là thanh niên, thậm chí là trẻ em cũng mắc tiểu đường tuýp 2.
Đọc thêm:
+ Giảm 15% trọng lượng cơ thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
+ Những thông tin cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân khởi phát tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do lối sống và các vấn đề sức khỏe liên quan khác như huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì...
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thường kháng insulin. Điều này có nghĩa là tuyến tụy vẫn tiết một lượng insulin nhất định nhưng lượng insulin này hoạt động không được hiệu quả như mong muốn. Lúc này, tuyến tụy sẽ phản ứng lại bằng cách cố tạo thêm insulin, nhưng lại không thể tạo đủ để giữ cân bằng lượng đường trong máu và mức đường huyết tăng cao.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường, tiền sử tiểu đường thai kỳ, tuổi cao, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạnl ipid máu, rối loạn dung nạp glucose, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Tiểu đường tuýp 2 nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Vì sự phổ biến của bệnh lý này, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ là vấn đề quan tâm của rất nhiều người bệnh.
Theo các số liệu thống kê, tiểu đường là một trong 3 bệnh lý gây tử vong cao nhất, đứng sau căn bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ít có nguy cơ tử vong do chính căn bệnh này, cụ thể là tình trạng tăng đường huyết mà chủ yếu người bệnh tử vong vì ảnh hưởng của biến chứng.
Như vậy, bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự tiến triển của biến chứng của bệnh lý này. Cụ thể, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể đối mặt với những biến chứng như tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa...Các con số thống kê cho biết 65% bệnh nhân tiểu đường tử vong là do biến chứng tim mạch.
- Bệnh thần kinh do tiểu đường: Bệnh nhân gặp phải biến chứng này khi tình trạng tăng đường huyết ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh ở tay và chân, từ đó gây ra cảm giác như đau, tê ở các ngón chân, bàn chân và ngón tay. Nguy hiểm hơn, một số bệnh nhân có thể bị loét chân, thậm chí là hoại tử phải cắt bỏ chân.
- Bệnh võng mạc do bệnh tiểu đường: Biến chứng võng mạc do tiểu đường có thể khiến người bệnh mù lòa. Cần lưu ý, đây là biến chứng tiến triển mà không có bất kỳ triệu chứng chủ quan nào. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện kiểm tra đáy mắt ít nhất một năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Bệnh thận do tiểu đường: Đây là một trong những biến chứng thường gặp của tiểu đường tuýp 2. Khi bệnh thận tiến triển, khả năng bài tiết chất thải của cơ quan thận bị suy giảm,dẫn tới bệnh nhân cần phải điều trị lọc máu. Vì biến chứng bệnh thận này cũng tiến triển mà không có triệu chứng, nên người bệnh tiểu đường cần kiểm tra định kỳ chức năng của thận để phát hiện sớm.
- Xơ vữa động mạch: Biến chứng xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh về tim mạch, đột quỵ, có thể dẫn tới tử vong. Để tránh biến chứng nguy hiểm này, các bác sĩ cho biết, người bệnh tiểu đường bên cạnh việc kiểm soát chỉ số đường huyết, bệnh nhân cần kiểm soát huyết áp cao, rối loạn lipid máu và béo phì để giảm xơ vữa động mạch.
Như vậy, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cách kiểm soát bệnh của bản thân bệnh nhân, tránh để những biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Càng nhiều biến chứng của tiểu đường xảy ra, bệnh càng khó điều trị, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh và làm tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với các loại bệnh tiểu đường còn lại là băn khoăn của nhiều người.
Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin. Chính vì vậy, khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng xuất hiện rất trầm trọng. Điều này khiến bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện và điều trị sớm nên giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiến triển một cách âm thầm nên nhiều trường hợp bệnh nhân có thể không biết mình mắc bệnh trong nhiều năm, thậm chí nhiều trường hợp người bệnh có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Như vậy, rất khó để so sánh bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn bệnh tiểu đường tuýp 1, vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện ra bệnh, thể trạng người bệnh, kiểm soát tình trạng bệnh...
Còn bệnh tiểu đường tuýp 3 hay tiểu đường Alzheimer, do người bệnh mắc bệnh lý này bị suy giảm trí nhớ nên rất khó tuân thủ điều trị. Vì vậy, khả năng bệnh nhân bị biến chứng và mức độ biến chứng cũng nặng hơn so với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ. Bệnh nhân mắc bệnh lý này cần lưu ý tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, kiểm soát bệnh tốt, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh mà không gặp phải các biến chứng.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần nghiêm túc thực hiện theo các chỉ định khi điều trị vì bệnh lý này nặng hay nhẹ phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân người bệnh.