Hiện nay có 5 loại virus gây viêm gan bao gồm viêm gan A, B, C, D, E nhưng chỉ có viêm gan A và viêm gan B mới có vacxin phòng bệnh, mỗi loại vacxin sẽ có một nhóm đối tượng nên tiêm phòng viêm gan.
Viêm gan A có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng và căn bệnh này thường dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Viêm gan A có khả năng lây truyền cao qua đường tiêu hóa nên để chủ động phòng bệnh bạn đọc nên tiêm phòng viêm gan A. Những đối tượng nên tiêm phòng viêm gan A bao gồm:
Trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm viêm gan A và chức năng gan của trẻ cũng chưa hoàn thiện, chính vì thế khi trẻ không may nhiễm viêm gan A thì nguy cơ tổn thương gan sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những người mắc bệnh gan mãn tính: Khi đã có bệnh gan mãn tính nếu mắc thêm viêm gan A thì tổn thương gan sẽ càng nhanh chóng hơn, điều này khiến người bệnh dễ mắc xơ gan, ung thư gan hơn so với các đối tượng khác.
Bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu: Bệnh nhân được điều trị với các yếu tố đông máu cũng thuộc đối tượng nên tiêm phòng viêm gan A. Tiêm phòng viêm gan A giúp bảo vệ gan nói chung và bảo vệ chức năng tạo máu của gan nói riêng.
Trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A: Trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A cũng thuộc nhóm đối tượng nên tiêm phòng viêm gan A. Theo ước tính của các Bác sĩ chuyên khoa, nhóm đối tượng này có khả năng mắc viêm gan A cao hơn gấp 2 - 3 lần so với những trẻ sống ở các vùng khác. Chính vì thế để bảo vệ trẻ khỏi viêm gan A, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng loại vacxin này.
Để phòng ngừa bệnh, những đối tượng nên tiêm phòng viêm gan nên tiêm tối thiểu 2 mũi vacxin mũi đầu tiên cách mũi thứ 2 ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác.
Viêm gan B là một bệnh lý mãn tính gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mãn tính do virus gây viêm gan B gây ra. Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 2 tỷ người mắc viêm gan B mãn tính. Viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh chóng, con đường lây nhiễm viêm gan B có thể kể tới như qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.
Tiêm phòng viêm gan B là biện pháp quan trọng nhất và đạt hiệu quả cao nhất để phòng tránh căn bệnh này. Đối tượng nên tiêm phòng viêm gan B cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh là đối tượng nên tiêm phòng viêm gan B, trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B trong 24h đầu sau sinh và ba mũi tiếp theo theo phác đồ tiêm chủng mà các Bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Thường thì trẻ sẽ được tiêm phòng viêm gan B vào các tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4 sau khi sinh.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được xem là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Theo ước tính của các nhà khoa học, có tới 90% những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có nguy cơ chuyển thành xơ gan mãn tính và mức độ bệnh của những đứa trẻ này nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ mắc viêm gan B ở độ tuổi trường thành.
Người lớn, trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng cũng là đối tượng nên tiêm phòng viêm gan B: Đối với nhóm đối tượng này, nên tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên vào bất kể ngày nào mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên một tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Những người có nguy cơ cao mắc viêm gan B dưới đây cũng thuộc nhóm đối tượng nên tiêm phòng viêm gan B:
- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng viêm gan B.
- Trong gia đình có thành viên mắc viêm gan B.
- Người tiêm chích ma túy.
- Người có quan hệ tình dục đồng giới.
- Người nhiễm HIV.
- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Người có nhiều bạn tình.
- Người mắc các bệnh lý gan hay thận mãn tính.