Trong khi thực hiện các biện pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng có thể tác động tới sự phục hồi của xương khớp nên bạn cũng cần lưu ý.
Có một số tình trạng đau có liên quan tới nhiệt độ trong đó có đau nhức xương khớp. Nhiệt độ được nói đến ở đây bao gồm mưa, lạnh thậm chí là nóng nực hay ẩm ướt.
Với những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp thì thời tiết có liên hệ mật thiết với cơn đau của họ. Trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng mưa lạnh mới gây ra các cơn đau thì thời tiết nóng bức cũng tác động tương tự.
Ví dụ, trong một nghiên cứu về những người lớn tuổi bị viêm xương khớp, gần 5% báo cáo rằng thời tiết nóng ảnh hưởng đến cơn đau khớp của họ. Các chuyên gia gợi ý rằng khi nói đến thời tiết và đau khớp, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến cách các mô (ví dụ, gân và dây chằng) trong khớp giãn nở và co lại - và điều này sau đó có thể gây ra cơn đau.
Đọc thêm:
+ Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cha mẹ đang xuống dốc
+ Sáng ngủ dậy bị đau xương ức: Tất cả những thông tin cần biết về tình trạng này
Mặc dùng không được công nhận là một triệu chứng của bệnh đa xơ cứng nhưng cơn đau do bệnh này gây ra tính đến hiện tại được cho là đóng một vai trò lớn của căn bệnh thần kinh mãn tính này.
Bất cứ điều gì làm tăng nhiệt độ của cơ thể, kể cả ngày hè nóng nực, đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Trên thực tế, hiện tượng này phổ biến đến mức các chuyên gia thậm chí còn đặt tên cho nó - gọi là dấu hiệu Uhthoff. Tin tốt là khi thân nhiệt của bệnh nhân hạ xuống thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Nhìn chung vào mùa hè, sự thay đổi nhiệt độ và áp suất có thể khiến người bị bệnh khớp khó chịu với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài điều trị theo tư vấn của bác sĩ, có chế độ tập luyện phục hồi cơ xương thì chế độ ăn uống cũng góp phần cải thiện tình trạng này.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm mà người bị đau nhức xương khớp cần tránh:
Các sản phẩm nhiều chất béo như xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp,... dễ gây viêm và làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về khớp do chứa nhiều nitrit và purin.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ còn tươi so với chế biến sẵn có liên quan đến việc giảm nguy cơ thay khớp háng.
Tuy vậy nếu tiêu thụ nhiều thịt đỏ có thể gây ra nhiều nguy cơ tới sức khỏe như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, hô hấp, tiểu đường, nhiễm trùng, bệnh thận và gan. Vì thế cần cân nhắc mức độ ăn phù hợp. Với người mắc bệnh xương khớp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có khẩu phần ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Nhìn chung các loại đồ uống có nhiều đường như soda cũng có thể thúc đẩy nguy cơ bị viêm và góp phần gia tăng các vấn đề về khớp. Có thể hình dung việc đồ uống có đường tác động xấu đến xương giống như cách mà chúng phá hủy men răng gây sâu răng vậy.
Mặc dù các sản phẩm từ sữa đem lại một số tác dụng đối với xương nhờ chứa canxi nhưng nếu dùng không đúng cách thì casein trong sữa có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.
Các sản phẩm cần chú ý bao gồm sữa nguyên kem, bơ hoặc các loại kem giàu chất béo khác.
Purine trong một số loại cá như cá cơm, cá ngừ, cá mòi hay sò điệp nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ bị phân hủy thành axit uric tích tụ trong khớp và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Ngoài ra, người hay bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi cần có các biện pháp phòng ngừa phù hợp giúp tránh khỏi các phiền toái khi mắc bệnh như giữ ấm cơ thể, vận động nhẹ nhàng trong những ngày này và duy trì tập luyện tăng cường dẻo dai cho xương khớp đồng thời giúp giảm áp lực cho xương khớp nhờ duy trì cân nặng.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài, tê buốt ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thì cần thăm khám sớm để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nguồn dịch: 4 Worst Foods To Eat for Achy Bones, Says Dietitian