Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bệnh về da hay tiêu hóa trong mùa nắng nóng thì trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ bị say nắng, say nóng. Say nắng ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau, cần nhanh chóng phát hiện sớm và có biện pháp xử trí say nắng đúng cách, tránh biến chứng sức khỏe nghiệm trọng ảnh hưởng tới trẻ.
Say nắng ở trẻ xảy ra khi thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ không kịp phản ứng với sự thay đổi của nhiệt độ (bao gồm giãn nở mạch máu, đổ mồ hôi,...) dẫn tới những biến đổi của cơ thể trẻ. Lúc này thân nhiệt của trẻ tăng quá cao, vượt quá 40 độ C.
Đọc thêm:
+ 7 triệu chứng thể chất cảnh báo sức khỏe của trẻ đang có vấn đề cha mẹ không nên bỏ qua
+ 13 mầm bệnh thường gặp tại trường học và những lưu ý khi "gia cố" hệ miễn dịch của trẻ
Khác với người trưởng thành, thân nhiệt của trẻ thường tăng nhanh hơn từ 3 - 5 lần do diện tích bề mặt lớn hơn so với trọng lượng cơ thể. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ hấp thụ nhiệt nhanh hơn mà lại mất nhiệt chậm hơn.
- Triệu chứng sớm: Say nắng ở trẻ có thể bắt đầu bằng cách triệu chứng kiệt sức vì nóng (thể chất), có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể dưới 40 độ C và bao gồm: Chuột rút hoặc co thắt cơ ở chân/tay/bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, cáu kỉnh, khó khăn trong phối hợp tay chân, buồn nôn và nôn mửa, ngất xỉu, yếu ớt mệt mỏi quá mức.
Triệu chứng say nắng ở trẻ là gì? Ảnh: ST
Kiệt sức vì nóng thường không gây ra các triệu chứng về nhận thức nhưng cũng có thể khiến nhịp tim trẻ tăng nhanh hơn, nổi da gà trên da, hạ huyết áp, da nhợt nhạt và đổ mồ hôi nhiều hơn.
Nếu như kiệt sức vì nóng ở trẻ không được kiểm soát tốt bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi thì tình trạng này có thể nhanh chóng tiến triển thành sốc nhiệt - say nắng ở trẻ.
- Triệu chứng khác: Say nắng ở trẻ có nhiều khả năng gây ra các thay đổi về trạng thái tinh thần, mệt lả do say nắng bao gồm: Cực kỳ cáu kỉnh, lú lẫn, ảo giác, nói lắp, đau nhức đầu. Trẻ bị say nắng có thể đổ mồ hôi hoặc không, tỷ lệ trẻ bị đổ mồ hôi do say nắng là khoảng 50%. Tuy nhiên, khi bị say nắng, làn da trẻ trở nên nóng và đỏ bừng hơn bình thường.
Theo Medical News Today, say nắng ở trẻ hay sốc nhiệt có thể đe dọa tính mạng của trẻ, gây tổn thương não, do vậy việc điều trị, xử lý kịp thời là rất quan trọng. Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu dưới đây, cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn:
- Trẻ có các triệu chứng kiệt sức vì nóng nhưng không thuyên giảm ngay cả khi đã uống nhiều nước và nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ sau khoảng 30 phút.
Say nắng ở trẻ có nguy hiểm không? Ảnh: ST
- Trẻ bị đau đầu dữ dội.
- Thân nhiệt trên 40 độ C hoặc cao hơn khi ở trong thời tiết nắng nóng.
- Cảm giác nóng tay khi chạm vào da mà trẻ không đổ mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh.
- Trẻ gặp khó khăn khi thở hoặc thở nhanh.
- Trẻ có các dấu hiệu của sự lú lẫn hoặc khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
- Trẻ bị ngất xỉu, hôn mê hoặc co giật.
Đầu tiên, khi phát hiện trẻ bị say nắng, cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bệnh viện. Trong khi chờ đợi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) khuyến nghị bạn nên thực hiện các bước sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ vào nơi mát mẻ, thông thoáng khí.
- Quấn trẻ bằng một miếng vải, quần áo thấm nước mát hoặc lau mát và quạt cho trẻ. Có thể sử dụng túi chườm mát chuyên dụng để kẹp vào nách, cổ của trẻ.
- Nếu trẻ tỉnh táo, nhanh chóng cho trẻ uống nước mát, mỗi 15 phút một lần cho tới khi trẻ cảm thấy đỡ hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa tỉnh hẳn hoặc trạng thái tinh thần kém thì không được cố ép trẻ uống nước, rất nguy hiểm.
- Nếu trẻ bị hôn mê, cần nhanh chóng hỗ trợ bằng kỹ thuật hồi sức tim phổi.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ bù nước cho trẻ bằng đường uống hoặc tĩnh mạch, sử dụng thuốc giảm phản ứng run rẩy khi làm mát cơ thể hoặc các biện pháp khác tùy thuộc vào triệu chứng say nắng ở trẻ là gì.
May mắn rằng say nắng ở trẻ có thể phòng tránh được (Ảnh: ST)
May mắn rằng say nắng ở trẻ có thể phòng tránh được bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi trong những ngày nắng nóng. Đồng thời cha mẹ cần chú ý không nên cho trẻ vận động thể chất quá mức ngoài trời nắng trên 32 độ quá 2 giờ, tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Tốt nhất vào những ngày nắng nóng, nên để trẻ chơi trong nhà, tránh thời điểm từ 11 giờ sáng tới 3 giờ chiều.
Trước khi ra ngoài, nên yêu cầu trẻ uống nước trước và trong khi ra ngoài. Với trẻ còn bú mẹ thì nên bú nhiều lần hơn trong những ngày nắng nóng.
Tuyệt đối không để trẻ vào phòng điều hòa ngay khi vừa trở về từ bên ngoài môi trường nóng bức, dẫn tới sốc nhiệt, rất nguy hiểm.
Cuối cùng, vào những ngày nắng nóng, cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ. Nếu trẻ bị ốm, cần thăm khám bác sĩ sớm.
Tóm lại, trong những ngày nắng nóng gay gắt, sức khỏe của trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Việc nhận diện và xử trí kịp thời các triệu chứng say nắng ở trẻ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Hãy luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong những ngày nắng nóng, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ say nắng. Khi phát hiện triệu chứng say nắng, nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu khẩn cấp và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn dịch tham khảo:
1. What are the symptoms of heatstroke in children?
2. Heat exhaustion and heatstroke in children