Thói quen uống rượu có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe trong dịch Covid-19

Thói quen uống rượu có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe trong dịch Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết rượu không những không bảo vệ sức khỏe của cơ thể mà còn không bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19. Thậm chí rượu còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Covid-19 hơn.

Thực tế, không ít người lầm tưởng rằng thói quen uống rượu của bản thân có thể giúp mình bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy. Cùng tìm hiểu sự thật và thực tế mà rượu gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa dịch Covid-19 diễn ra cho sức khỏe dưới đây:

1. Lầm tưởng và thực tế về thói quen uống rượu đối với Covid-19

1.1. Sai lầm khi nghĩ rượu có thể tiêu diệt được virus SARS-CoV-2

Rất nhiều người cho rằng thói quen uống rượu có thể đem lại lợi ích sức khỏe và thậm chí còn có thể tiêu diệt được SARS-CoV-2. Nhưng sự thật lại không phải như vậy khi rượu không hề tiêu diệt được virus như mọi người vẫn tưởng.

Thực chất, nồng độ cồn cao từ 60 đến 90% có thể tiêu diệt được một số dạng vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, đối với cồn chỉ tiêu diệt được virus trên da. Uống rượu lại không làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 mà thậm chí còn khiến tình trạng phát triển các triệu chứng nặng hơn do dịch Covid-19.

1.2. Uống rượu không kích thích hệ miễn dịch như mọi người vẫn nghĩ

Thực tế, thói quen uống rượu không chỉ kích thích hệ miễn dịch tốt như nhiều người nghĩ mà uống rượu còn gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến hệ miễn dịch.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rượu không đóng vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 và điều này đúng với bất kỳ nồng độ cồn nào. Việc sử dụng rượu quá mức thậm chí còn có thể gây hại cho hệ miễn dịch. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như vấn đề viêm phổi và lao.

Tạp chí Alcohol Research có 1 bài báo được phát hành vào năm 2015 cho biết rằng rượu có thể ngăn cản các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường. Vì vậy điều này làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch.

Thói quen uống rượu có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe trong dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng hô hấp cấp tính - Ảnh Internet

Do đó người bị Covid-19 nếu uống rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng hô hấp cấp tính. Điều này xảy ra khi chất lỏng lấp đầy các túi khi trong phổi và gây ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ thể. Hậu quả của việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

1.3. Rượu trong hơi thở giết chết virus trong không khí

Nhiều người cho rằng rượu trong hơi thở có thể giết chết virus SARS-CoV-2 trong không khí. Tuy nhiên, thực tế thì rượu không khử trùng miệng và càng không bảo vệ miệng. Đối với hơi thở có cồn thực chất lại không có tác dụng bảo vệ khỏi virus trong không khí.

Do đó, thói quen uống rượu sẽ không làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

2. Rượu có liên quan đến sức khỏe tâm thần của con người

Đại dịch Covid-19 diễn ra, mọi người có thể bị căng thẳng, trầm cảm và lo lắng ở mức độ cao hơn. Điều này cũng gây ra tình trạng nhiều người lạm dụng và uống nhiều rượu hơn bình thường.

Thông thường muốn có thể hoạt động bình thường thì não cần duy trì sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh. Do đó, rượu có thể phá với sự cân bằng này. Việc sử dụng rượu quá mức có thể dẫn đến hoặc có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện có.

Thậm chí, đối với nhiều trường hợp thói quen uống rượu cũng có thể gây trầm cảm. Ngoài ra, việc uống rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng theo thời gian. Có đến 20% người bị rối loạn lo âu khi nghiện rượu.

3. Đối phó với chứng trầm cảm, lo âu trong đại dịch bằng cách nào?

Có thể một số người sẽ bị phụ thuộc vào rượu, nhưng vẫn có rất nhiều cách khác có thể đối phó với cảm giác trầm cảm và lo lắng như các liệu pháp tâm lý. Trị liệu tâm lý sử dụng các phương pháp khác nhau có thể giúp người bệnh hiểu và thay đổi thói quen, cách suy nghĩ, hành vi của họ.

Thói quen uống rượu có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe trong dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Sử dụng rượu cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng một số tình trạng sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch - Ảnh Internet

Có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị trầm cảm, lo âu như thuốc chống trầm cảm có thể điều trị chứng bệnh trầm cảm ở một số người. Đối với việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm thường mất khoảng 2 đến 4 tuần để có tác dụng.

Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị chứng lo âu như thuốc chẹn beta có thể giúp kiểm soát các phản ứng vật lý đối với sự lo lắng chẳng hạn như tăng nhịp tim.

Ngoài ra, một số biện pháp khác có thể đem lại hữu ích như:

- Tập thể dục thường xuyên.

- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng giúp giảm triệu chứng.

- Ngăn chặn cảm giác cô lập bằng cách nói chuyện với gia đình, bạn bè khi có thể.

Về bản chất thì rượu không thể bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2. Rượu cũng không làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh hoặc giảm khả năng phát triển các triệu chứng nặng liên quan đến Covid-19. Thậm chí, việc uống nhiều rượu còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh do Covid-19 và gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Không chỉ vậy việc sử dụng rượu cũng có thể làm trầm trọng một số tình trạng sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch. Nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc thông thường và gây ra các triệu chứng khác nguy hiểm đến sức khỏe con người.


Tác giả: Nắng Mai