Thói quen nào làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng?

Thói quen nào làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng?
Thực tế cho thấy có một vài thói quen không tốt đối với sức khoẻ bé, không những thế còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến tai mũi họng ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em.

Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra rất phức tạp không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việc chăm sóc, bảo vệ tai mũi họng thời điểm này vô cùng quan trọng. Do đó, thực hiện một số biện pháp phòng bệnh cũng là cách hiệu quả giúp phụ huynh bảo vệ con trẻ trong thời gian này.

Đối với bệnh tai mũi họng, đây là nhóm bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên dễ xảy ra ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết, khí hậu hay môi trường, khói bụi mà một số thói quen không tốt cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ.

Phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý hướng dẫn trẻ dừng ngay những thói quen xấu gây hại cho sức khoẻ tai mũi họng dưới đây:

1. Thói quen ngoáy mũi

Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe trẻ

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thói quen này. Ngoáy mũi là một thói quen không nguy hiểm, không quá nghiêm trọng nhưng đây lại là một thói quen xấu và cũng là thói quen làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc một số bệnh lý như:

- Tình trạng chảy máu mũi xảy ra do trẻ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở vùng mũi trước.

- Thói quen ngoáy mũi thường xuyên của trẻ còn có thể làm tổn thương da vùng tiền đình mũi, tình trạng này có thể gây ra hiện tượng viêm mũi, bị nhọt tiền đình mũi.

- Hơn nữa, ngoáy mũi thường xuyên chính là con đường đưa những vi khuẩn, virus, nấm từ tay vào mũi. Đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh lý về viêm mũi, viêm xoang.

Thói quen nào làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình an toàn

- Ăn nhiều rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tâm thần trẻ em

Ngoài ra, trẻ ngoáy mũi còn là nguyên nhân khiến tình trạng viêm mũi xảy ra, tình trạng viêm mũi gây ngứa sẽ làm cản trở đường thở qua mũi, tạo gỉ mũi và khiến trẻ bị khô mũi, xuất hiện dị vật trong mũi trẻ.

Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì?

Nếu trẻ thường xuyên ngoáy mũi và có thói quen này, phụ huynh cần chú ý một vài vấn đề như sau:

- Không nên trách mắng trẻ nhỏ việc ngoáy mũi thường xuyên, nên nhắc nhở trẻ không nên ngoáy mũi.

- Cần chú ý cắt móng tay cho trẻ và dặn trẻ kèm theo đó là hướng dẫn giúp trẻ rửa tay sạch sẽ.

- Cần hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi đúng cách, thực hiện lau mũi nhẹ nhàng bằng khăn giấy sạch hoặc sử dụng khăn hơi ẩm.

- Trong trường hợp trẻ bị ngứa hoặc bị khô mũi, đặc biệt khi thời tiết giao mùa và mùa thu, mùa đông thời tiết hanh khô trẻ thường xuyên bị khô mũi cần nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.

- Phụ huynh tuyệt đối không ngoáy mũi cho trẻ, không nên bơm hay rửa mũi. Các thói quen có hại này có thể làm tổn thương lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc mũi của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ tới chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám nếu trẻ có thói quen ngoáy mũi và không thay đổi được thói quen này hoặc khi trẻ ngoáy mũi xuất hiện tình trạng chảy máu cần đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân viêm, bệnh lý bất thường để kịp thời điều trị.

2. Thói quen xì mũi của trẻ

Khi khó chịu, xì mũi có thể là một cách giúp trẻ dễ chịu hơn và mọi người đều cho rằng đây là cách giúp đẩy dịch, chất bẩn ở mũi ra ngoài. Tuy nhiên, việc xì mũi ở trẻ này lại là một thói quen không tốt đối với tai mũi họng của trẻ.

Thói quen nào làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng? - Ảnh 3.

Thực tế, việc xì mũi không đúng cách còn có thể tạo áp suất lớn trong hốc mũi, điều này còn khiến cho dịch mũi gồm cả virus, vi khuẩn, bụi ẩn bị đẩy vào trong xoang mũi. Đây cũng là một nguyên nhân làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm xoang hoặc tăng nguy cơ viêm xoang và đẩy bụi bẩn, virus, vi khuẩn lên tai qua vòi tai gây hiện tượng viêm tai giữa cấp, viêm tai ứ dịch hoặc bị viêm tắc vòi nhĩ.

Chưa hết, thói quen xì mũi còn có thể gây vỡ mạch máu nhỏ ở mũi, đây còn lá nguyên nhân gây chảy máu mũi.

Do đó, nếu trẻ bị chảy dịch mũi hay ngạt mũi thì phụ huynh không nên tự ý cho trẻ xì mũi, tốt hơn hết nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị đúng cách.

Bởi vì, việc xì mũi không đúng cách còn có thể khiến bệnh tình của trẻ chuyển biến nặng hơn. Thay vì xì mũi khỏe để tống dịch ra ngoài, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách khịt mũi, đây là cách hít vào nhằm giúp dịch mũi chảy xuống họng sau đó khạc nhẹ ra hoặc có thể uống nước ấm để chất dịch vừa hít vào trôi theo đường tiêu hóa không gây hại cho sức khỏe trẻ.

3. Thói quen cho đồ chơi vào mũi, tai và miệng

Thông thường trẻ nhỏ đặc biệt là đối với trẻ đang độ tuổi đi nhà trẻ, vì tính hiếu động và tò mò nên trẻ dễ đưa các đồ chơi vào tai, mũi hay miệng.

Thói quen nào làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng? - Ảnh 4.

Bản thân chưa ý thức được sự nguy hiểm của các hành động này, nên cần chú ý quan sát trẻ. Bởi vì thói quen này có thể khiến trẻ mắc một vài bệnh nguy hiểm như viêm ống tai, viêm loét mũi, viêm xoang, chảy máu mũi khiến trẻ bị đau.

Đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ đưa đồ vật vào miệng nếu bị rơi vào đường thở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Để phòng tránh tình trạng trẻ đưa đồ vật vào tai, mũi hay miệng phụ huynh cần chú ý:

- Tránh để trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ như: khuya áo, hạt chống ẩm hay giấy, các loại hạt đậu, hạt đỗ...

- Nếu trẻ đưa dị vật vào tai, mũi hay miệng cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời lấy dị vật ra và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Một vài thói quen có thể vô hại, tuy nhiên một vài thói quen có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy những gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý để bảo vệ an toàn cho bé một cách tốt nhất.



Tác giả: N.Mai