Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu?
Liên quan tới vụ việc ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) trong Pate Minh Chay, tới nay đã có tới 20 người phải nhập viện và 1 bệnh nhân đang chuyển nặng cần thở máy. Vậy thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu?

Ngoài việc chú ý tới những biểu hiện ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum thì người đã từng ăn pate Minh Chay cũng cần biết thêm về thời gian ủ bệnh để chủ động phòng tránh cũng như thăm khám phù hợp.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, botumlinum được biết tới là một trong các loại độc tố mạnh nhất hiện tại. Chỉ cần hấp thụ với liều lượng từ 1,3 tới 2,1 nanogam/kg đã có thể dẫn tới tử vong!

Tuy nhiên, PGS.TS Cường cũng nói thêm, vi khuẩn Clostridium botulinum không bền với nhiệt và sẽ bị bất hoạt khi ở nhiệt độ 80 độ C và với nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút - chúng sẽ bị phân huỷ. Ngoài ra thì các bào tử của vi khuẩn này cần xử lý nhiệt độ cao hơn ở mức 121 độ C để hoàn toàn tiêu diệt.

Do đó lời khuyên để phòng tránh ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulium chính là ăn thực phẩm đã nấu chín, hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

1. Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu?

Sau khi vào tới đường tiêu hoá thì độc tố botulinum không hề bị bất hoạt bởi dịch vị hay enzyme của hệ tiêu hoá. Do đó mà khi xâm nhập tới máu, synapse mô thần kinh cơ dẫn tới ngăn cản việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và gây ra biến chứng bao gồm liệt cơ vân, liệt cơ trơn, bị khô miệng, ruột bị giảm tiết dịch và dịch vị,...

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu? - Ảnh 2.

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum là bao lâu? (Ảnh: Global Food Safety Resource)

Một điều nguy hiểm nữa là do người bị ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum không bị thay đổi vị giác hay khướu giác nên dẫn tới việc ăn phải độc tố rồi vẫn không nhận biết được. Điều này dẫn tới nguy hiểm do thời gian ủ bệnh rất ít người biết đến.

Trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nếu ăn phải thực phẩm có chứa botulinum thì thời gian ủ bệnh trung bình sẽ là từ 12 tiếng cho tới 36 tiếng sau khi ăn xong. Tuy nhiên tùy từng trường hợp, cũng có những ca có biểu hiện ngay sau ăn từ 4 giờ - 6 giờ hay lâu hơn là từ 8 ngày.

Tất cả các trường hợp bữa ăn cuối cùng đã ăn quá 8 ngày mà không biểu hiện bất thường là bạn không bị ngộ độc. Nếu bữa ăn cuối cùng của bạn trong vòng 8 ngày trong khi bạn chưa có biểu hiện gì bất thường, bạn cần bình tĩnh theo dõi. Đến khi có các biểu hiện bất thường thì tới cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị.

TS. Nguyên cũng nói thêm rằng nếu như không được can thiệp y tế sớm dẫn tới liệt hô hấp và có thể sẽ phải thở máy trong nhiều tháng thậm chí là tử vong. Theo thống kê có tới 50% các ca bị ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum cần phải đặt ống nội khí quản và thở máy do bị liệt cơ hô hấp. Có khoảng 7-10% các ca nhập viện do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum bị tử vong. Đây là một tỷ lệ khá cao.

2. Làm cách nào để nhận biết đã bị ngộ độc Botulism?

Người bị ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum thường có các biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, suy nhược, bị chóng mặt, mắt bị mờ kèm theo khô miệng, khó nuốt cũng như khó nói chuyện hoặc bị ngọng. Sau đó sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, bụng đầy. Thời gian tiếp theo sẽ là cảm giác bị tê liệt ở cổ và ở cánh tay lâu dần lan sang hệ hô hấp và hạ vị.

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulism) là bao lâu? - Ảnh 3.

Biểu hiện vùng mặt khi ngộ độc botulism là lờ đờ mắt (Ảnh: Wikipedia)

Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện từ 12 -36 tiếng sau khi ăn. Nói cách khác, biểu hiện ban đầu là ở vùng mặt rồi lan xuống tới các tri cùng với đặc trung liệt mềm đối xứng ở 2 bên. Sau khi lan tới cơ quan hô hấp sẽ có triệu chứng thở khò khè bị ứ đọng đờm, ứ dãi kèm theo khó thở.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý đó là người bị nhiễm độc tố botulinum sẽ không bị sốt và hoàn toàn ở trạng thái tỉnh táo cho tới khi phát bệnh. Nguyên nhân là do độc tố botulinum không gây tác động tới não nên không có các tổn thương màng não bình thường.


Tác giả: Anh Dũng