Hầu hết những người mới làm mẹ lần đầu đều hi vọng em bé của mình ngủ được ngon giấc và thường lo lắng khi thấy con ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ, hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về việc trẻ nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày và liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không.
Ngủ đủ giấc chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn về thể chất lẫn phát triển về trí não. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh thường chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn hoặc đi vệ sinh. Tổng thời gian còn lại, trẻ sẽ dùng cho giấc ngủ; lý do là trẻ có thể chưa quen với ánh sáng tự nhiên và vẫn còn quen với việc nhắm mắt khi còn trong bụng mẹ.
Vậy giấc ngủ quan trọng như thế nào với trẻ sơ sinh? Lợi ích của giấc ngủ bao gồm:
- Giấc ngủ giúp trẻ tăng về chiều cao
- Trẻ phát triển về trí não hơn
- Giấc ngủ giúp hệ thần kinh trung ương của trẻ phát triển
- Giấc ngủ dài và ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Đọc thêm:
Gợi ý cha mẹ cách bế trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không? Những thói quen hại nhiều hơn lợi cha mẹ thường mắc
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh dựa trên độ tuổi của bé cộng với một số yếu tố quan trọng khác. Dưới đây là một cái nhìn nhanh về phạm vi giấc ngủ trong năm đầu tiên của trẻ:
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng: Một em bé khỏe mạnh trong độ tuổi này nên ngủ tổng cộng khoảng 14 - 17 tiếng đồng hồ trong suốt 24 giờ một ngày. Em bé sẽ ngủ lại trong khoảng thời gian khá ngắn, tầm 2-4 tiếng; bé sẽ thức dậy để được bú, ợ hơi, thay đồ và mát-xa. Mặc dù không có lịch trình nào cụ thể, nhưng bạn nên để cho trẻ ngủ từ 8-12 tiếng vào ban đêm, thời gian còn lại sẽ là những giấc ngủ ngắn trong ngày.
Trẻ 4 đến 6 tháng: Trong độ tuổi này, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 12-16 giờ mỗi ngày, và trẻ có thể ngủ 6 tiếng liên tục trong đêm. Giấc ngủ ngắn của trẻ cũng sẽ ít dần lại, khi được 5 tháng tuổi, trẻ chỉ ngủ khoảng 3 giấc mỗi ngày.
Từ 7 đến 11 tháng: Tổng thời gian ngủ của trẻ vẫn sẽ như cũ, nhưng thời gian ngủ kéo dài qua đêm có thể sẽ dài hơn. Trẻ có thể ngủ suốt đêm và ban ngày ngủ thêm 2 giấc ngắn kéo dài tầm 2 tiếng đồng hồ.
Hai yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm:
Sinh non: Nếu sinh non, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng sẽ khác hơn so với trẻ đủ tháng. Trẻ sinh non có thể ngủ đến 22 giờ/ ngày, tùy thuộc vào mức độ sinh non mà trẻ sẽ thức dậy thường xuyên hơn để bú.
Phương thức cho ăn: Trẻ bú bình thường ít thức giấc hơn vào ban đêm và ngủ trong thời gian dài hơn so với những đứa trẻ bú sữa mẹ vì sữa công thức cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Nhưng đừng hiểu nhầm, sữa công thức cũng không phải là một cách giúp trẻ ngủ nhiều hơn vì cả hai phương pháp cho ăn vẫn dẫn đến tổng thời lượng ngủ như nhau.
Đối với việc thiết lập thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, 3 tháng đầu không phải là lúc bạn nên thử. Vì trẻ sơ sinh cần bú vài giờ một lần, nên việc thiết lập giờ giấc ngủ nên đợi đến khi trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Và cha mẹ nên lưu ý rằng, an toàn cho trẻ trong khi ngủ là rất quan trọng năm năm đầu tiên của bé, hãy đặt con nằm ngửa khi bé chìm vào giấc ngủ. Luôn đảm bảo trẻ nằm ngủ trên một bề mặt phẳng chắc chắn, không có đồ chơi xung quanh.
Câu trả lời là có, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể sẽ kéo dài hơn so với lý thuyết và và điều này chắc chắn không được khuyến khích sớm trong giai đoạn trẻ mới sinh. Hãy nhớ rằng, khi được 1 tháng tuổi, em bé của bạn nên bú ít nhất 8 đến 12 lần trong vòng 24 giờ. Vì vậy, nếu trẻ ngủ cả ngày hoặc ngủ trên 17 giờ cũng có thể đồng nghĩa với việc trẻ bú không đủ so với lượng sữa cơ thể trẻ cần.
Bạn sẽ cần nhẹ nhàng đánh thức trẻ nếu như trẻ ngủ lâu hơn 4 giờ trong những tuần đầu tiên. Và nếu như trẻ không đủ tỉnh táo để bú ít nhất 8 lần/ngày, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn.
Tất nhiên là sẽ có khả năng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh quá ít và không ngủ đủ thời gian cần thiết. Nếu nhật ký giấc ngủ của con bạn cho thấy số giờ ban ngày và ban đêm của trẻ không đạt thời gian cần thiết và trẻ có những dấu hiệu mệt mỏi như quấy khóc dai dẳng, khó ngủ vào ban đêm thì hãy nói chuyện với bác sĩ để giúp trẻ có được giấc ngủ trọn vẹn.
Hãy tìm hiểu các dấu hiệu báo hiệu trẻ buồn ngủ và cho trẻ đi ngủ ngay khi thấy trẻ muốn chìm vào giấc ngủ. Chắc chăn, bạn sẽ cần nhẹ nhàng và không gian yên tĩnh khi trẻ bắt đầu ngủ.
Hãy theo dõi giấc ngủ và ghi chép cẩn thận để đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc hay chưa, tránh tình trạng cha mẹ bắt con ngủ nhiều hoặc ít hơn so với nhu cầu của trẻ.
Giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nhất là ở những tháng đầu đời của bé. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn:
- Hãy cho bé phân biệt ban ngày và ban đêm bằng cách cho trẻ ngủ trong phòng tối vào ban đêm, cố gắng cho trẻ không gian yên tĩnh nhất trong khi ngủ.
- Dần dần thiết lập cho trẻ thói quen trong việc ngủ, kể cả về thời gian lẫn tín hiệu đã đến giờ ngủ.
- Đảm bảo trẻ được bú no mọi bữa trong ngày. Nếu trẻ sơ sinh, cần cho trẻ bú đủ 8 cữ mỗi ngày, trẻ lớn hơn có thể uống ít sữa hơn vào ban đêm.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn non yếu về hệ hô hấp, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc nghẹt mũi. Cha mẹ nên đảm bảo cho bé về phòng ngủ đủ độ ẩm và sạch sẽ thông thoáng.
Nguồn tham khảo: https://www.whattoexpect.com/first-year/sleep/how-much-sleep-do-babies-need/