Thay đổi thời tiết, nhất là giai đoạn giao mùa có thể gây ra tình trạng đau đầu. Các cơn đau đầu phổ biến vào mùa thu và mùa xuân hơn thông thường. Nhiều người thường nhầm chúng với đau đầu do dị ứng, viêm xoang hoặc căng thẳng.
Theo American Migraine Foundation, hơn 1/3 số người bị chứng đau nửa đầu báo cáo rằng thời tiết thay đổi gây ra chứng đau đầu của họ.
Vào thời điểm giao mùa, nhất là khi chuyển từ thời tiết ấm, nóng sáng lạnh, khí quyển bên ngoài giảm xuống, tạo ra sự chênh lệch giữa áp suất không khí bên ngoài và không khí trong xoang, điều này dẫn tới các cơn đau đầu.
Về sự thay đổi của áp suất không khí, các giả thuyết về mối liên hệ với đau đầu liên quan đến sự co thắt của các mạch máu, không đủ oxy hoặc hoạt động quá mức của các vùng não tạo ra cơn đau.
Đọc thêm:
- 10 loại thực phẩm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch cần tránh thời điểm giao mùa
- Đau nửa đầu dễ bị nhầm lẫn với Covid-19. Làm thế nào để phân biệt
Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản, 28 người có tiền sử đau nửa đầu, họ theo dõi các cơn đau đầu trong một năm. Tần suất đau nửa đầu tăng lên vào những ngày áp suất không khí thấp hơn 5 hectopascal (hPa) so với ngày trước đó. Tần suất đau nửa đầu cũng giảm vào những ngày áp suất không khí cao hơn 5 hPa hoặc cao hơn ngày hôm trước.
Đau đầu và đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng xảy ra hơn ở nữ giới, trong độ tuổi từ 18 đến 44, những người có tiền sử gia đình về tình trạng này.
Mọi người có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để có thể phân biệt tình trạng đau đầu do thời tiết hay bệnh lý:
- Đau đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi
- Buồn nôn, đau bụng và nôn mửa
- Tầm nhìn hạn chế
- Thay đổi tâm trạng hoặc cảm xúc, thường liên quan đến trầm cảm hoặc lo lắng
- Chóng mặt
- Ngáp thường xuyên
- Thay đổi giọng nói
- Khó tập trung và khó ngủ
- Thèm ăn các loại thực phẩm
Đặc biệt, khi trời mưa hoặc ẩm ướt các cơn đau đầu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể kéo dài vài ngày.
Phương pháp điều trị đau đầu khi thời tiết thay đổi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc không kê đơn (OTC), như:
- Acetaminophen (Tylenol)
- Ibuprofen (Advil)
- Excedrin, là một loại thuốc kết hợp bao gồm acetaminophen, caffeine và aspirin
Nếu thuốc không kê đơn không giúp giảm đau, có thể dùng theo đơn của bác sĩ như:
- Triptan
- Thuốc chống buồn nôn
- Ergotamines
- Codeine và các opioid khác
Lưu ý, để đảm bảo an toàn, các bạn nên tuân thủ chỉ định và sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.
Hơn nữa, nếu tình trạng đau đầu không thuyên giảm, kèm theo là những triệu chứng như sốt, tiêu chảy, yếu cơ nên đến bệnh viện để nhận chăm sóc y tế kịp thời.
Ngoài ra, các bạn có thể làm giảm cơn đau đầu bằng một số biện pháp tại nhà như:
- Chườm ấm vào vùng đau
- Thư giãn bằng cách ngồi thiền, yoga, tránh nghe nhạc vì có thể làm tình trạng trầm trọng hơn
- Tránh các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine và rượu
- Hạn chế hoạt động thể chất và gắng sức
- Tắm nước ấm, thư giãn hoặc tắm vòi sen
- Nghỉ ngơi
- Tránh những khu vực ồn ào hoặc ánh sáng rực rỡ
Đau đầu khi giao mùa có thể ngăn ngừa khi các bạn có lối sống khoa học, lành mạnh, cụ thể:
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như rau xanh, trái cây, thịt, trứng, cá, gia vị (gừng, tỏi, hành)… Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, trong đó có cả chứng đau đầu.
- Tập thể dục thường xuyên, điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe nói chung.
- Ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng đau đầu.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Nếu căng thẳng, bạn có thể tập các bài tập giúp thư giãn như yoga, thiền, đi bộ.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia vì những sản phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau đầu, làm suy giảm miễn dịch khiến bạn dễ bị bệnh hơn.
- Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt khi ra ngoài, nên dùng mũ hoặc khăn trùm kín đầu, tránh để gió lùa, tác động đến vùng đầu.
- Tắm bằng nước ấm, trong phòng kín.
Đau đầu do thời tiết là tình trạng nhiều người gặp phải. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa.
Nguồn tham khảo: Seasonal migraine: What are the triggers and causes?