Thoát khỏi ung thư vú di căn gan và hạch bạch huyết nhờ phương pháp công nghệ tế bào

Thoát khỏi ung thư vú di căn gan và hạch bạch huyết nhờ phương pháp công nghệ tế bào
Kỹ sư Judy Perkins, 52 tuổi, sinh sống tại bang Florida đã thoát khỏi ung thư vú di căn gan và hạch bạch huyết nhờ phương pháp công nghệ tế bào.

Kỹ sư Judy Perkins, 52 tuổi, sinh sống tại bang Florida phát hiện mình mắc bệnh ung thư vú năm 2003. Trước khi thử nghiệm phương pháp mới, cô từng tìm mọi cách điều trị bệnh nhưng không thành công.

Judy từng phải cắt bỏ hai bên ngực vì ung thư, sau đó trải qua tới 7 loại hóa trị ung thư, tuy nhiên các khối u vẫn trơ lỳ ở đó. Thậm chí, căn bệnh còn di căn xuống khắp các bộ phận trên cơ thể của cô.

Vào tháng 12/2015, căn bệnh ung thư lan đến gan, các hạch bạch huyết ở thành ngực và bụng của cô, mạng sống của cô chỉ còn tính bằng tháng với khoảng thời gian rất ngắn.

Nhưng, nhờ một phương pháp điều trị miễn dịch mới, Judy thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác một cách kỳ diệu chỉ sau một năm áp dụng.

Đeo khối u nặng 15kg suốt 47 năm sau gáy, người đàn ông khốn khổ 'sống không bằng chết'

Theo Daily Mail, liệu pháp điều trị cho Judy xuất phát từ một nghiên cứu mới về công nghệ tế bào, phương pháp này sẽ kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của con người để phá hủy tế bào ung thư.

Phương pháp trị liệu mang tính cách mạng này đến từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Judy Perkins là bệnh nhân đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp điều trị này.

Các nhà khoa học bày tỏ hy vọng phương pháp điều trị này sẽ được đưa ra phục vụ cộng đồng một cách rộng rãi trong vòng 5 năm tới.

Chia sẻ về liệu pháp điều trị mới cứu sống mình, Judy Perkins nói: “Tình trạng của tôi từng xấu đi rất nhiều khi căn bệnh đến giai đoạn cuối. Tôi thậm chí còn có một khối u đè lên dây thần kinh, nó khiến tôi bị đau và phải cố gắng không cử động để tránh tối đa cơn đau.

Ảnh 1.

Cô Judy trở nên khỏe mạnh và hoàn toàn khỏi bệnh chỉ sau 1 năm điều trị (Ảnh: Daily Mail)

Khi không còn hi vọng chữa khỏi, tôi nghĩ tới việc từ bỏ điều trị. Thử phương pháp mới cũng chỉ là muốn “còn nước còn tát”. Ấy vậy mà sau khi thử nghiệm, phương pháp đó làm cho hầu hết các khối u của tôi biến mất, tôi có thể đi lang thang khoảng 64km mà không cảm thấy đau đớn gì cả.

Nuôi tóc dài che nửa khuôn mặt, cô gái đáng thương dấu diếm khối u sưng phồng một bên mắt

Tôi không phải dùng tới morphine và thuốc giảm đau nữa. Trong 2 năm tới, tôi không còn phải chịu đau đớn về ung thư nữa”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chữa trị hiệu quả, họ sẽ phải phẫu thuật loại bỏ một khối u ở ngực của Judy để lấy mẫu đột biến di truyền ung thư. Bởi vì, mỗi người có một đột biến di truyền khác nhau, làm cho bệnh ung thư của mỗi người cũng khác nhau.

Các nhà khoa học phát hiện tổng cộng 62 đột biến. Và cũng tìm thấy trong cơ thể cô có các tế bào máu trắng có thể tìm kiếm và tiêu diệt bốn trong số những đột biến đó.

Sau đó, để tăng cường hệ miễn dịch của cô, họ nuôi vài trăm tế bào T miễn dịch và phát triển chúng thành một đội quân 82 tỷ tế bào trong 8 tuần.

Cuối cùng, các tế bào máu trắng được tiêm trở lại vào cơ thể của cô để làm công việc của tìm diệt ung thư.

Tiến sĩ Steven Rosenberg, một thành viên chính của nhóm nghiên cứu cho biết: “Bệnh nhân này đến với chúng tôi khi cô ấy đã tuyệt vọng vì mọi cách điều trị đều thất bại. Bước đột phá khiến cô ấy khỏi bệnh, đó là việc các nhà khoa học tìm ra cách tiếp cận, xác định các tế bào T để kích thích, phát triển nó nhằm tiêu diệt các đột biến di truyền.

Nhưng tế bào T này phải là tế bào của chính bệnh nhân mắc bệnh và nó sẽ tấn công chính các khối u đang tồn tại trong cơ thể người bệnh".

"Trong nhiều năm, người ta cho rằng ung thư vú không thể bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch, nhưng thực tế phương pháp trên giúp mở ra cánh cửa để chúng ta khai thác cơ chế phòng thủ của chính cơ thể mình.

Chúng tôi đã phải vật lộn trong việc nlàm cho hệ thống miễn dịch có thể nhận biết ung thư trong nhiều năm, và đặc trị một số loại ung thư. Và rồi kết quả tốt đẹp khiến chúng tôi có cảm hứng và phương pháp mới trở nên khả thi, đầy hứa hẹn”.Tiến sĩ Michael Sabel, Trưởng khoa Phẫu thuật Ung thư tại Đại học Michigan cho biết.

Ung thư vú là bệnh ung thư có tỷ lệ khỏi cao. Nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có tỷ lệ sống tới 99%. 

Tỷ lệ này giảm dần trong các giai đoạn sau của bệnh, và tới khi bệnh di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể, tỷ lệ sống sót chỉ còn 5%. Và theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, sẽ có khoảng hơn 40.000 phụ nữ Mỹ không còn chống chọi được với căn bệnh này do các phương pháp điều trị đã lạc hậu. Do đó, cần phải cải thiện phương pháp điều trị, đặc biệt là phương pháp điều trị ung thư cho những người bị ung thư giai đoạn sớm. 

 Với kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học công tác tại Viện Y tế Quốc gia, nó chứng minh rằng ít nhất là có một bệnh nhân được điều trị bệnh tốt hơn nhờ phương pháp trị ung thư thông qua kích thích hệ miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch sử dụng tế bào miễn dịch của một người để điều trị ung thư. Có nhiều tế bào miễn dịch khác nhau và chỉ có một số tế bào miễn dịch thích hợp mới có thể điều trị một số bệnh ung thư. 

Hai phương pháp được nghiên cứu trong bài viết được gọi là ức chế điểm kiểm tra miễn dịch và miễn dịch tế bào T nuôi cấy. Tế bào T là các tế bào bạch cầu tham gia vào phản ứng miễn dịch. 

Chúng có khả năng học cách nhận biết và tấn công các tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Liệu pháp miễn dịch tế bào T cũng cho thấy khả năng chống ung thư tốt hơn các tế bào miễn dịch khác. Trong liệu pháp này, các bác sĩ loại bỏ các tế bào T khỏi máu của bệnh nhân hoặc thậm chí cả khối u. Sau đó, họ nuôi dưỡng chúng, kích thích chúng rồi đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân. 

Các tế bào được trả về được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân và căn bệnh, được mài giũa chỉ tấn công ung thư, chứ không phải các tế bào sức khỏe và được tối ưu hóa để chống lại các tế bào miễn dịch thường xuyên. 

 Nhưng, cũng chỉ có khoảng 15% người đáp ứng nhanh với phương pháp mới này. Và Judy Perkins là người đầu tiên được chuyển giao tế bào nuôi cấy kích thích hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư vú thành công nhất tới nay.


Tác giả: Kim Phụng