Võng mạc cấu tạo là lớp màng thần kinh mỏng ở đáy mắt, đây là cơ quan giữ vai trò cảm nhận ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh mà não phân tích. Ở người bị cận thị giai đoạn nặng, nhãn cầu dài ra làm cho võng mạc bị kéo căng, dẫn đến tình trạng mỏng dần và gây thoái hóa.
Thoái hóa võng mạc do cận thị thường diễn ra lặng lẽ và sẽ được phát hiện khi khám mắt định kỳ bằng phương pháp kiểm tra đáy mắt với đồng tử được dùng thuốc giãn ra. Đó là lí do người bị cận thị, nhất là cận thị nặng cần thăm khám định kì 6 tháng/lần để soi đáy mắt kiểm tra tình trạng võng mạc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thị thường không gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Thay vào đó, người bệnh thoái hóa võng mạc cận thị thường gặp một số triệu chứng như sau:
- Không thể nhìn thấy mọi vật ở khoảng cách xa;
- Cần ánh sáng nhiều hơn so với bình thường để nhận biết sự tương phản, ví dụ như đọc chữ trên những mặt phẳng có màu sắc hoặc đi xuống cầu thang;
- Khi tập trung nhìn vào ai đó hoặc vật gì đó, mắt thường có cảm giác mờ hoặc nhòe;
- Khó khăn trong việc phân biệt được các loại màu sắc rõ ràng;
- Khi nhìn vào các đường thằng, mắt sẽ gặp tình trạng nhìn thấy đường thẳng bị cong hoặc uốn vòng rồi nhòe đi.
Vì lí do bệnh thoái hóa võng mạc cận thị không gây đau nên hầu hết mọi người thường không để tâm đến các dấu hiệu trên; và khi phát hiện ra thì tình trạng đã khá nặng. Khi bệnh thoái hóa võng mạc cận thị nặng hơn, người bệnh đối diện với nguy cơ biến chứng cao và khả năng phục hồi thấp; thậm chí người bệnh có nguy cơ mù lòa.
Ngoài ra, khi phát hiện bệnh nặng, người bệnh sẽ phải tốn kém chi phí cho việc điều trị nhiều hơn. Do đó, người mắc cận thị nặng không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu bất thường trong việc quan sát mọi vật xung quanh.
Người mắc tật khúc xạ về mắt đặc biệt là cận thị cần biết đến 7 điều cần thực hiện để phòng tránh biến chứng cận thị hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu đã thử khá nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa võng mạc cận thị. Mặc dù có một số phương pháp hiệu quả khi điều trị cho trẻ em nhưng vẫn chưa có liệu pháp nào được chứng minh hiệu quả ở người lớn.
Mặc dù không có phương án điều trị phẫu thuật chữa dứt điểm cho bệnh nhân bị thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thị nhưng bác sĩ phẫu thuật có thể giải quyết một số vấn đề mà tình trạng này gây ra.
Thường thì kính gọng, kính áp tròng và phẫu thuật được xem là cứu cánh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, những công cụ này có thể giúp bạn nhìn thấy mọi thứ rõ ràng. Nhưng ở giai đoạn bệnh tiến triển thì bác sĩ dường như không có cách để khắc phục hoàn toàn.
Kính gọng: Người bị thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thị thường ưu tiên chọn lựa kính gọng bởi chúng dễ dàng tháo ra, nhất là đối với những người bị ảnh hưởng tầm nhìn do lý do tuổi tác kèm theo. Ngoài ra kính gọng rất dễ vệ sinh và ít gây tác dụng phụ lên mắt.
Kính áp tròng: Loại kính này có đặc trưng là nằm hẳn trong mắt người bệnh, thế nên chúng không cản trở các hoạt động thể thao cũng như gây tình trạng sương mù khi thời tiết lạnh.
Phẫu thuật bằng tia laser: Phẫu thuật không phải lúc nào cũng là lựa chọn phù hợp cho những người bị thoái hóa võng mạc cận thị. Bác sĩ sẽ xem xét cụ thể xem việc phẫu thuật có đem lại lợi ích nhiều hơn so với rủi ro hay không.
Dùng thuốc: Người bị thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thì thường được thay đổi đơn thuốc liên tục, do vậy người bệnh cần được tái khám đều đặn để liên tục tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Và thật không may, theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, hiện tại vẫn chưa có liệu pháp nào có thể ngăn tình trạng thoái hóa võng mạc dừng tiến triển xấu đi.
Nguồn dịch: https://www.nvisioncenters.com/nearsightedness/degenerative-myopia/