Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị không cần phẫu thuật

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị không cần phẫu thuật
Thoái hóa đốt sống cổ là biểu hiện của quá trình lão hóa cột sống với những điều kiện sinh hoạt không hợp lý. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là mấu chốt quyết định đến hiệu quả chữa trị cuối cùng.

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Về cơ bản, cột sống cổ gồm: đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và cơ. Cột sống cổ là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt với 3 chức năng chính là đảm bảo cho đầu chuyển động, chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy.

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình thoái hóa cột sống xảy ra ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng sự biến dạng thân đốt, vôi hóa dây chằng, đĩa đệm xơ cứng và bào mòn sụn khớp...

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Đến nay còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ về nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ. Nhưng thường do những yếu tố sau:

• Yếu tố chấn thương (đặc biệt là chấn thương mãn tính)

• Tư thế nghề nghiệp: Thoái hóa đốt sống cổ do tư thế lao động nghề nghiệp với các động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu

• Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng (Komadenko và CS, 1991)

• Rối loạn nội tiết và chuyển hóa

• Dị dạng đốt sống cổ

• Di truyền: Ông bà, bố mẹ bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

• Bệnh lý tự miễn dịch

Trong các nguyên nhân trên có những nguyên nhân chỉ là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện. Bệnh lý tự miễn dịch là nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ được nghiên cứu nhiều (Antomov và Latysheua 1982, Nedjved 1987,...)

3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Có hai dạng triệu chứng thoái hóa cột sống cổ mà bệnh nhân cần lưu ý:

• Lâm sàng: là những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thể hiện ra bên ngoài như đau, mỏi, tê bì, co cứng cổ, vai gáy và cánh tay; hạn chế vận động cổ, đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, rối loạn đại tiểu tiện, mất vận động chi trên hoặc dưới…

• Cận lâm sàng: thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ bên trong như hẹp lỗ gian đốt sống, biến đổi trương lực mạch, ghi điện thế gợi cảm thân thể bất thường, gợi vận động nhạy hơn…

4. Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phù hợp.

• Thuốc Tây

- Thuốc giảm đau: Acetamonnophen, paracetemol phối hợp với codein, tramadol…

- Thuốc chống viêm non - steroid và corticoid: diclofenac, naproxen, ibuprofen, meloxicam..

- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm, Tolperison, Eperisone HCL…

Chú ý: Không tự ý sử dụng, không lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến gan thận, dạ dày…

• Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc

- Lý liệu pháp: bao gồm một số phương thức như nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, điện trị liệu, kéo nắn trị liệu và xoa bóp cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.

- Châm cứu bấm huyệt: dùng kim nhọn hoặc tác động trực tiếp vào da thịt để kích thích các huyệt vị.

- Tập vận động: Các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ rắn hổ mang, tư thế con cá, tư thế con mèo con bò… rất tốt cho quá trình hồi phục bệnh.

• Các phương pháp bảo tồn khác

Tiêm ngoài màng cứng, kéo giãn cột sống, đeo đai cổ, bài thuốc dân gian,… cũng là một số liệu pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bảo tồn có ích cho quá trình điều trị bệnh.

• Phẫu thuật

Được chỉ định khi các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bảo tồn không có hiệu quả hoặc bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh.


Tác giả: Hoàng Yến