Thịt gà được đánh giá là loại thịt có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ khi ăn đúng cách. Đặc biệt, thịt gà được ưa chuộng vô cùng trong các dịp lễ Tết. Vậy thịt gà kỵ với gì? Chế biến thịt gà cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình?
Có thể chia các nhóm thực phẩm kỵ với thịt gà như sau:
- Thịt gà kỵ với các gia vị:
+ Tỏi và hành sống: Nhiều vùng miền thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này. Theo Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm, tỏi tính nhiệt, còn hành tính hàn, kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt, hay nóng lạnh giao tranh làm khí huyết bị tổn thương.
+ Muối vừng: Thịt gà thuộc về phong mộc, ăn lẫn muối vừng, rau thơm sẽ động đến can phong, sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải, cần nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
- Thịt gà kỵ kết hợp cùng tỏi và rau cải bẹ xanh: Theo Đông y, cả thịt gà và rau cải, tỏi đều tác dụng với sức khỏe, nhưng thịt gà tính ôn, cải bẹ xanh cũng tính ôn, nên khi dùng chung tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây mệt mỏi và kiệt sức do nhiệt độ cơ thể tăng lên bất thường.
- Thịt gà kỵ với rau gì?
+ Thịt gà kỵ với rau răm: Rau răm rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
+ Thịt gà kỵ với rau kinh giới: Thịt gà tính cam ôn, thuộc phong mộc còn kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa, buồn nôn, chóng mặt và thậm chí là run rẩy toàn thân.
Các loại rau có thể ăn cùng thịt gà bao gồm: Rau ngót, mồng tơi, rau dền, cải ngồng.
- Thịt gà kỵ với thịt gì?
+ Cá chép: Thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu mắc bệnh có thể dùng nước đậu đen uống.
+ Tôm: Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người, vì cả hai thực phẩm đều thuộc tính ôn.
+ Thịt chó: Thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra kiết lỵ.
Ngoài chú ý tới thịt gà kỵ với gì thì theo Đông y, nhóm người này cũng không nên hoặc cần hạn chế ăn thịt gà, đặc biệt là da gà: Người mới phẫu thuật, người bị sỏi thận, người bị huyết áp cao, người bị thủy đậu, người bị xơ gan, người đang có các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng.
- Ăn nhiều thịt gà có tốt không? Mặc dù thịt gà rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều thịt gà có tốt không? Câu trả lời là không, bạn không nên ăn quá nhiều bất cứ một loại thực phẩm nào, mặc dù nó tốt. Trong đó, da gà là phần chứa nhiều chất béo bão hòa, ăn quá nhiều dễ gây tăng cân, mỡ máu,...
- Rửa thịt gà đúng cách: Cách rửa thịt gà đúng nhất là ngâm thịt gà trước khi chế biến bằng nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút rồi rửa lại nhẹ nhàng bằng nước lạnh nhiều lần, hạn chế để nước bắn lên nhiều trong khi rửa. Khu vực rửa thực phẩm cũng không nên để các thực phẩm chín xung quanh, tránh cho vi khuẩn bị lây nhiễm chéo. Sau khi rửa xong, sử dụng khăn giấy thấm lại thịt gà để không rồi bỏ giấy ăn vào thùng rác, không dùng lại.
- Không nấu thịt gà có mùi, màu bất thường:
+ Mùi: Một cách chắn để biết liệu thịt gà mà bạn mua có bị hỏng hay không chính là ngửi mùi. Mùi của thịt gà mới tươi sẽ nhẹ còn thịt gà bị hỏng có mùi khai, chua, hôi đặc trưng tựa như trứng thối.
+ Màu sắc: Thịt gà tươi có màu hồng nhạt tới trắng ngà trong khi thịt gà bị hỏng sẽ có những vùng màu sắc bất thường như xanh, xám hoặc vàng.
+ Kết cấu: Kết cấu của thịt gà bị hỏng sẽ không có độ đàn hồi nếu dùng ngón tay ấn vào thịt gà. Thịt gà bị hỏng cũng có bề mặt nhớt, nhầy kém săn chắc so với thịt gà tươi.
Cuối cùng, nếu mua thịt gà đóng sẵn ở cửa hàng, bạn cần kiểm tra thời hạn đóng gói trên hộp, nếu thịt đóng gói trong bao bì lỏng lẻo, phồng rộp hoặc không kín thì khả năng lớn là miếng thịt gà đó sẽ không có độ tươi ngon và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Lưu ý rằng, dù ngày đóng dấu trên hộp thịt gà là ngày nào thì thịt gà sống chỉ có thời hạn sử dụng là hai ngày khi được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
- Rã đông thịt gà: Tuyệt đối không để thịt gà rã đông ở nhiệt độ phòng, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ăn thịt bị gà nhiễm khuẩn có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ phụ thuộc vào loại vi trùng mà bạn nhiễm phải nhưng thông thường, ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, kéo dài dẫn tới mất nước.
- Thịt gà cần được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu là 74 độ C. Cần bảo quản thịt gà trong tủ lạnh hoặc để ở ngoài trong 2 giờ đồng hồ.
Nguồn dịch tham khảo:
2. How Long Can Raw Chicken Stay in the Fridge?
3. Sohu