Thiếu vitamin K có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim

Thiếu vitamin K có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim
Vitamin K là một trong những vitamin tan trong chất béo. Nó giúp cơ thể hoạt hóa các protein cần thiết cho sự đông máu và còn tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương.Thiếu vitamin K sẽ dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng.

Giống như tất cả các vitamin khác như vitamin A, vitamin D, vitamin C, carbohydrate, protein…, vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Thiếu vitamin K, cơ thể sẽ gặp phải không ít vấn đề rắc rối.

Khi cơ thể hiếu vitamin K, máu sẽ trở nên khó đông hoặc mất rất nhiều thời gian để đông lại. Điều này có thể gây ra mất máu quá nhiều và làm tăng nguy cơ tử vong khi bị thương. 

Sự thiếu vitamin K hiếm gặp ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những người bị rối loạn tiêu hóa nặng hoặc đang điều trị kháng sinh mãn tính có nguy cơ thiếu hụt vitamin K rất cao.

1. Công dụng của vitamin K

Vai trò của vitamin K là rất quan trọng đối với cơ thể con người, cụ thể là:

- Ngăn ngừa những vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K.

- Điều trị xuất huyết do các thuốc như salicylate, sulfonamide, quinine, quinidine hoặc kháng sinh gây ra.

- Ngăn ngừa và điều trị yếu xương và giảm triệu chứng ngứa trong bệnh xơ gan mật;

- Uống vitamin K2 (menaquinone) sẽ giúp điều trị loãng xương, mất xương do sử dụng steroids cũng như hạ cholesterol máu ở những người đang lọc máu. 

- Kích hoạt protein osteocalcin, giúp gắn ion canxi vào khung xương, ngăn ngừa loãng xương.

- Thoa lên da để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, vết bầm tím, vết sẹo, vết rạn da và bỏng.

- Thoa lên da để trị bệnh trứng cá đỏ, gây mụn đỏ trên da và mặt.

- Trong phẫu thuật, vitamin K thường được dùng để thúc đẩy nhanh quá trình lành da, giảm sưng và bầm.

- Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch máu chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.

2. Các bệnh lý có thể gặp khi thiếu vitamin K

Khi người lớn bị thiếu vitamin K, cơ thể sẽ gặp phải các bệnh lý như sau:

- Bệnh tim

Vitamin K2 có liên quan trực tiếp tới sự vôi hóa động mạch. Những người bị thiếu vitamin K2 có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Hiện nay, khoảng 57% bệnh nhân tử vong vì tim ngừng đập do thiếu vitamin K2. Chính vì vậy, mọi người cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể từ các loại rau xanh.

- Ung thư

Vitamin K có thể hỗ trợ phòng chống ung thư. Chính vì vậy, việc thiếu vitamin K có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khoa học đối với các bệnh nhân nam từ 35 đến 64 tuổi bị thiếu vitamin K cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người khác bổ sung đầy đủ vitamin K.

- Loãng xương

Vitamin K không chỉ giúp máu đông mà còn bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa xương. Thiếu vitamin K sẽ dẫn đến chứng loãng xương, đặc biệt ở người trên 40 tuổi khi xương bắt đầu thoái hóa.

- Thiếu máu

Vai trò chính của vitamin K là giúp ngăn chặn chảy máu bên trong và ngoài cơ thể. Thiếu vitamin K có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều ngay cả khi bị thương nhẹ từ đó gây nên hiện tượng thiếu máu.

- Dễ bị bầm tím

Thiếu vitamin K khiến cơ thể dễ bị các vết bầm tím khi va chạm. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều bông cải xanh, rau diếp… có chứa nhiều vitamin K ít bị các vết bầm trên cơ thể.

- Nhanh lão hóa

Tuy rằng vitamin K không phải yếu tố gây ra các nếp nhăn, nhưng việc thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến sự đau đớn do xương yếu, bệnh tim mạch... và đẩy nhanh tình trạng lão hóa. Ngoài ra. thiếu vitamin K còn ngăn cản bạn có một cuộc sống linh hoạt, khỏe mạnh.

- Gây khuyết tật ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K dễ tạo ra các khuyết tật về xương, mặt, mũi, ngón tay, ống thần kinh, khả năng học tập, kém phát triển. Chính vì lý do này mà trẻ cần được thường xuyên kiểm tra lượng vitamin K có được hấp thụ đầy đủ hay không.


Tác giả: Anh Dũng