Thiếu nước ối: Tất tần tật những thông tin về thiếu nước ối mà mẹ bầu cần biết

Thiếu nước ối: Tất tần tật những thông tin về thiếu nước ối mà mẹ bầu cần biết
Nước ối có chức năng quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Nếu lượng nước ối trong bụng mẹ quá ít là tình trạng thiếu nước ối ở bà bầu xảy ra sẽ mang tới nguy cơ như gây thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn,... nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé.

Thiếu nước ối sẽ làm cho chức năng hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế. Sự co bóp của tử cung trong tình trạng thiếu ối sẽ đè lên thai dẫn đến khả năng trẻ bị khiếm khuyết sau khi chào đời.

Không chỉ vậy, thiếu nước ối còn có thể là nguyên nhân khiến thai bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung. Thai phụ cũng sẽ có nguy cơ bị sinh non vì suy thai. Tìm hiểu những thông tin cần biết về tình trạng thiếu nước ối khi mang thai qua bài viết dưới đây!

1. Thiếu nước ối là gì?

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, nước ối được chứa trong buồng ối của thai phụ. Trong khi đó, nước ối sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày 12 - 28 sau khi thụ thai và được hình thành từ: thai nhi, màng ối và mẹ.

Nước ối có khả năng tái tạo năng lượng do đó nó vừa có thể mang tới nhiều dưỡng chất cho thai nhi vừa giúp ngăn ngừa được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung (khi thiếu ối) tác động đến sự bổ sung máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn.

Các bác sĩ có thể áp dụng cách thức chọc nước ối có chứa cả những tế bào của thai nhi để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai. Do đó, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai và xác định tuổi thai, bằng cách xét nghiệm một số thành phần khác ở trong nước ối.

Thiếu nước ối

Thiếu nước ối sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi (Nguồn: Internet)

2. Các dấu hiệu của thiếu nước ối

Triệu chứng thể hiện tình trạng thiếu nước ối thường không nhiều, cảm giác của các mẹ bầu theo dõi thấy thai giảm cử động, bụng không lớn. Bề cao tử cung khi đo thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát da bụng khi sờ nắn.

Khi thực hiện siêu âm thai sẽ nhận định rõ thiếu nước ối, bằng chỉ số ối khi đo bốn khoang ối trên tử cung thành bụng giảm dưới 6cm trở đi, khoang ối bình thường đo được từ 8 – 20cm, khi ở tuổi thai từ 35 – 40 tuần.

Mức độ thiếu nước ối gồm có ba mức độ:

- thiếu ối ở mức trung bình khi chỉ số ối đo được 5 – 7cm.

- thiếu ối ở mức nặng, chỉ số đo được 3 – 5cm.

- Kết luận không ối khi chỉ số đo được <3cm.

Khi siêu âm xác định thiếu ối bác sĩ sẽ cân nhắc thêm các dấu hiệu bất thường của thai nhi và tình trạng nhau thai và dây rốn. Thiếu nước ối ở giai đoạn 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai chiếm khoảng 65 – 80%, 3 tháng giữa nguy cơ tăng cao bị dị tật thai, 3 tháng cuối thai nhi sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, bệnh lý của mẹ bầu đi kèm thường gặp, thỉnh thoảng cũng không tìm được nguyên nhân thiếu ối ở giai đoạn này.

3. Nguyên nhân thiếu nước ối ở bà bầu

Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước ối ở bà bầu:

- Do nội tiết trong cơ thể mẹ bầu thay thế sẽ dễ làm tăng nhanh lượng máu đến thận khiến bàng quang nhanh đầy nên sẽ cảm thấy dễ đi tiểu hơn. Khi thai nhi càng lớn càng dễ gây chèn ép các bàng quang, khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn. Khi nước ối bị cạn, quá trình lọc và thay ối có khả năng bị gián đoạn, mẹ bầu ít đi tiểu hơn nhưng vẫn luôn cảm thấy khát.

Thiếu nước ối

Có nhiều nguyên nhân xác định thiếu nước ối ở thai phụ (Nguồn: Internet)

- Khi thai nhi phát triển, chu vi vòng bụng thường sẽ tăng lên theo. Nếu mẹ cảm thấy vòng bụng tăng chậm hoặc to hơn so với chuẩn. Đây là biểu hiện mẹ bầu cần lưu tâm do có thể nước ối bị cạn, làm xẹp buồng ối.

- Thai nhi đạp mạnh và đau hơn: Mỗi lần thai nhi đạp bạn sẽ cảm thấy các cơn rõ ràng và đau ê ẩm. Đây chính là biểu hiện cảnh báo nước ối sắp cạn do một khi nước ối bị thiếu, màng ối trở nên mỏng mạnh hơn, thành tử cung sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi thai nhi đạp hay đá

Lúc này, tiếng đạp nghe rất mạnh, thậm chí có thể dẫn đến những cơn co thắt. Trường hợp nghiêm trọng hơn thai nhi có thể bị thiếu nước ối khi mẹ cảm nhận con đang ở sát da bụng.

- Dựa vào các chỉ số AFI: Bên cạnh những biểu hiện nhận biết bên ngoài, bạn có thể nhận biết thông qua các chỉ số khám thai. Vì vậy, việc khám thai định kỳ của bà bầu là việc cần thiết để theo dõi chính xác tình trạng nước ối trong cơ thể.

Các chỉ số sau khi xét nghiệm gồm:

AFI < 3 cm: Vô ối

AFI 3 – 5 cm: Thiếu nước ối nặng

AFI 5 – 7 cm: Thiếu nước ối trung bình.

- Hơi thở của mẹ có mùi: Nghe có vẻ lạ nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến thiếu nước ối. Nhưng nếu bạn cảm thấy hơi thở của mình có mùi khác lạ, khó chịu thì khả năng nước ối bị đục. Thậm chí, nhiều trường hợp bị thai lưu vài ngày khiến thai nhi bị phân hủy mà không phát hiện kịp thời nên hơi thở cũng có mùi rất khó chịu.

4. Những nguy hiểm do thiếu nước ối ở sản phụ

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà tình trạng thiếu nước ối ở bà bầu sẽ khác nhau:

Thiếu nước ối

Hãy đi khám định kỳ để kiểm tra và phát hiện tình trạng thiếu nước ối sớm đối với bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé (Nguồn: Internet)

- Thiếu nước ối trong ba tháng đầu: trường hợp trung bình và nặng thì tỉ lệ bệnh lý thai nhi tăng cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý từ người mẹ. Có thể chấm dứt thai kỳ khi tìm ra nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó điều trị một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.

- Thiếu ối trong ba tháng giữa: cần xác định được nguyên nhân gây ra thiếu ối, đặc biệt là bệnh bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng thiết yếu có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.

- Tình trạng thiếu nước ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày hay nhập viện truyền dịch để nâng cao lưu lượng máu đến tử cung.

=>> Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào?

5. Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị thiếu nước ối

5.1. Tại sao uống nhiều nước mà vẫn ít nước ối?

Tuy việc cung cấp đủ nước (từ 1-2l nước/ngày) trong thai kỳ là thiết yếu tuy nhiên đây không phải là nguồn bổ sung nước ối chính cho em bé. Thường xuyên uống nước chỉ cung cấp phần nào nước ối cho thai phụ, do nước vào trong cơ thể và cũng sẽ đào thải qua nước tiểu.

5.2. Những thực phẩm làm cạn ối?

Đồ muối chua & thức ăn mặn

Do cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai trữ nhiều nước vì thế dễ làm tăng sở thích ăn mặn hơn bình thường. Tuy nhiên việc nạp quá nhiều đồ mặn vào trong cơ thể sẽ làm tăng khả năng mắc các tình trạng phù nề, tăng huyết áp. Thậm chí còn khiến thai phụ bị nhiễm độc thai nghén… Đồ ăn mặn cũng làm bào thai ít sản sinh và ít thay lọc ối khiến nước ối giảm dần.

Dưa cải chua, cà pháo ngâm, su hào muối... cũng là những món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng lại chứa rất nhiều muối. Không chỉ thế chất nitrit có trong những thực phẩm trên có tác động xấu tới sức khỏe.

Đồ hộp, thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chế biến sẵn hay chiên rán đều không tốt cho sức khỏe. Với phụ nữ mang thai, các đồ này còn ảnh hưởng xấu hơn, làm giảm lượng nước ối. Chúng thường có các chất tác động tới tế bào thần kinh thai nhi. Thêm vào đó, khi tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra bệnh về gan, thận, mỡ máu cao...

>> Ăn đồ chiên rán có thể khiến bạn mắc 4 căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này

Đồ ăn lợi tiểu

Trong thời kỳ mang thai cần được bổ sung nhiều nước. Do đó nên hạn chế tối đa sử dụng những thảo dược có tác dụng lợi tiểu. Ví dụ như râu ngô tuy có cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng có làm lợi tiểu mạnh, nếu uống nhiều sẽ gây nước ối giảm. Nước chanh cũng tương tự nếu uống nhiều sẽ khiến thai phụ thường xuyên đi tiểu.

5.3. Bà bầu thiếu nước ối nên ăn gì?

Đối với thai phụ bị thiếu ối nhẹ, bạn có thể bổ sung nước dừa khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giúp tăng cường nước ối đồng thời làm sạch nước ối. Bên cạnh đó, ăn hoa quả chứa hàm lượng nước cao như dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, cà chua... cũng là cách hoàn hảo để giữ lượng nước ối.

5.4. Phác đồ điều trị thiếu ối như thế nào?

Đầu tiên, thai phụ sẽ được kiểm tra tiền sử và xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ trường hợp rỉ ối/ối vỡ. Tiếp theo siêu âm tiền sẽ giúp phát hiện các bất thường hình thái thai, bệnh lý hệ niệu của bào thai. Sau đó bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện truyền ối nếu nước ối quá ít làm ảnh hưởng tới việc xem xét hình thái thai.

Các phương pháp như siêu âm tim thai, siêu âm Doppler và monitor sản khoa sẽ được áp dụng nếu thai chậm phát triển trong tử cung. Cách tốt nhất đối với mẹ trước khi mang thai thì cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Khám thai định kỳ theo lịch chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.


Tác giả: Trang Lê