Mặc dù là dấu hiệu không còn xa lạ với nhiều người nhưng thiếu máu não vẫn là khái niệm khiến nhiều người sợ hãi vì biến chứng nguy hiểm của nó. Tuy nhiên kiến thức về thiếu máu não lại chưa được phổ biến rộng rãi, các dấu hiệu của nó cũng thường dễ bị bỏ qua, không điều trị triệt để gây nên các hậu quả khó lường. Vậy thiếu máu não có nguy hiểm không?
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu được cung cấp đến não bị giảm sút, dẫn tới giảm khả năng cung cấp oxy và các dưỡng chất cho tế bào thần kinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Ở người bình thường, não bộ tiêu thụ một lượng máu rất lớn, khoảng 15% tổng lượng máu cơ thể. Đồng thời não bộ cũng tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng oxy trong máu, sử dụng đến 25% lượng đường glucoza để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Do vậy, nếu não bộ bị thiếu máu thì mọi hoạt động thần kinh của não sẽ bị ảnh hưởng.
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu được cung cấp đến não bị giảm sút, dẫn tới giảm khả năng cung cấp oxy và các dưỡng chất cho tế bào thần kinh (Ảnh: Internet)
Thiếu máu não có nhiều triệu chứng khác nhau nên người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Điều đáng nói là các triệu chứng này thường đến rất âm thầm và do áp lực, vấn đề tuổi tác nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ.
Lúc đầu chỉ bị đau nhói một vùng nào đó cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Người bệnh dễ bị ù tai, những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ thường xảy ra. Do đó, dễ bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã , ngã như vậy rất nguy hiểm, có thể gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.
Người bệnh hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được.
Việc thiếu máu não xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc.
Thiếu máu não có nhiều triệu chứng khác nhau nên người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. (Ảnh: Internet)
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và mức độ quan tâm đến sức khỏe của người bệnh. Một số nguyên nhân gây thiếu máu não thường gặp là: xơ vữa mạch máu, huyết áp thấp, thiếu máu, suy tim, rối loạn co mạch, thoái hóa cột sống cổ, dị dạng mạch máu não,...
Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà thiếu máu não có nguy hiểm đến cơ thể đến mức nào. Thiếu máu não có Thể nhẹ và Thể nặng. Ở Thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây tình trạng mất ý thức/trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, , choáng váng, da xanh, sợ lạnh, … gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc.
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và mức độ quan tâm đến sức khỏe của người bệnh (Ảnh: Internet)
Tình trạng thiếu máu não có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh phát hiện sớm, kết hợp việc sử dụng thuốc với lối sống ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Người bị thiếu máu não cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.Không nên ăn nhiều thịt, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật vì sẽ làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể, là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu, nên hạn chế nhiều rượu bia, đồ uống có ga, cồn, thuốc lá.
Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nên đi bộ ít nhất 30 phút/ngày để giúp giảm lượng cholesterol máu, phòng chống xơ vữa động mạch, điều trị một số bệnh lý cột sống cổ (nếu có).Trong trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý về đốt sống cổ thì cần kết hợp điều trị bằng các phương pháp như vật lý trị liệu như massage, xoa bóp, tập dưỡng sinh…
Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, khi ngủ cần tránh vị trí gió lùa. Mùa lạnh mỗi khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh bị lạnh đột ngột.Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu dễ bị chóng mặt dẫn tới choáng ngất.Không nên nóng giận đột ngột vì dễ làm mạch máu hẹp lại, dẫn đến nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Thiếu máu não có nguy hiểm không, câu trả lời tùy thuộc vào chính cách chúng ta chủ động phòng, chữa bệnh. Vì vậy, bất cứ khi nào có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, bạn cần lưu ý và đi khám để phát hiện kịp thời.