Theo số liệu thống kê có tới 30% các mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai. Điều này cực kì có hại tới sức khỏe của mẹ và thai nhi vì nó có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở bà bầu.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu thai kì hay không. Xét nghiệm máu bao gồm 2 bước, thứ nhất là tiến hành đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương; thứ hai là xét nghiệm hemoglobin mục đích để xác định số gram hemoglobin có trong máu.
Thiếu máu khi mang thai diễn ra như thế nào? (ảnh Internet).
Kiểm tra bước đầu cho thấy bạn không bị thiếu máu không có nghĩa là bạn sẽ không bị thiếu máu trong suốt thai kỳ, do đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu thêm một lần nữa vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ.
Trong nửa sau của thai kỳ, lượng hematocrit và hemoglobin có thể sẽ hạ thấp một chút, điều này là hoàn toàn bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, cần tránh để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Đọc thêm:
- Top thức uống lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
- Những thực phẩm bổ sung vitamin b12 cho bà bầu
Bà bầu bị thiếu máu khi mang thai thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Bạn có thể thấy da của các vùng như mi mắt, môi và đầu ngón tay vô cùng thiếu sức sống. Bên cạnh đó tim sẽ đập nhanh hơn, khó chịu và mất tập trung.
Bà bầu bị thiếu máu cũng dễ có cảm giác khó chịu bực tức và sức đề kháng kém dễ nhiễm bệnh. Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Bà bầu bị thiếu máu khi mang thai thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt cơ thể mệt mỏi (ảnh Internet).
Ngoài ra, bà bầu bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể thấy thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn cũng có những cơn thèm khác lạ như vậy, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ.
Nếu bà bầu bị thiếu máu nhẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Theo bản năng, thai nhi tự khắc biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Thai nhi sẽ lấy đủ lượng sắt dự trữ cho và tháng đầu tiên sau sinh do đó mẹ không cần lo lắng bé bị thiếu sắt trong giai đoạn này.
Ngoài ra, khi bé tập ăn, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại ngũ cốc bởi ngũ cốc là một trong nhiều loại thực phẩm dồi dào chất sắt.
Nếu bà bầu bị thiếu máu nhẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi (ảnh Internet).
Theo các bác sĩ, có rất ít trường hợp em bé bị thiếu sắt ngay sau sinh. Thực tế còn ngược lại, em bé sau sinh bị vàng da là do nỗ lực dự trữ sắt quá mức cần thiết gây nên. Vì trẻ cần có lượng lớn hồng cầu để lấy đủ oxy cần thiết mỗi khi oxy đi qua nhau thai. Mà trong quá trình phân hủy hồng cầu, mật lại gây vàng da và vàng mắt tạm thời.
Tuy vậy, nếu mức độ thiếu máu trầm trọng có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé có xu hướng nhẹ cân sau sinh. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển lâu dài của em bé, bà bầu không nên để xảy ra tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Nếu bà bầu được chẩn đoán là thiếu máu thai kỳ thì cũng không cần quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ quay về mức bình thường. Uống bổ sung sắt là một cách tốt để cân bằng lại lượng sắt bị thiếu hụt, đồng thời, bà bầu cần thay đổi lại lối sinh hoạt, ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi đúng giờ giấc để cải thiện tình trạng bệnh.
Bà bầu cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thoải mái để cải thiện tình trạng bệnh (ảnh Internet).