Đau thắt ngực là một biểu hiện của thiếu máu cơ tim và là hậu quả của sự mất cân bằng giữa nhu cầu ôxy của cơ tim và sự cung cấp ôxy cho cơ tim qua dòng máu được đưa đến bởi hệ thống động mạch vành. Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh không có biểu hiện khiến người bệnh mất cơ hội được điều trị kịp thời. Những trường hợp được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Vậy thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì? Và nó nguy hiểm đến như thế nào?
Khi các cơn thiếu máu cơ tim thông thường xảy ra sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực kéo dài và tần suất có đoạn ST chênh xuống nhiều hơn những cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng. Vậy tại sao các cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng không xuất hiện những cơn đau. Lý do bởi bởi hệ thần kinh. Bệnh lý thần kinh ảnh hưởng tới thần kinh cảm giác hướng tâm ở một số bệnh lý, nhất là bệnh đái tháo đường. Ngoài ra các yếu tố về tâm lý cũng có thể ảnh hưởng tới sự nhận thức các cơn đau.
Bệnh lý thần kinh và những yếu tố tâm lý là nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim thầm lặng (Nguồn: internet).
Bệnh nhân bị các cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng sẽ có ngưỡng gây đau cao hơn và dung nạp với kích thích đau tốt hơn những người xuất hiệu triệu chứng đau thắt ngực. Vì vậy, việc dẫn truyền các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương sẽ góp phần vào sự thay đổi ngưỡng đau và khiến các triệu chứng đau thắt ngực không xuất hiện.
Sự thiếu máu gây ra bởi sự tăng nhu cầu oxy do cơ thể gắng sức thường là thầm lặng. Ghi điện tâm đồ lưu động đã cho chúng ta những hiểu biết về cơ chế nhiều tiềm năng của rất nhiều cơ thiếu máu cơ tim thầm lặng hoặc xuất hiện những triệu chứng quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tần số tim khi xuất hiện các cơn thiếu máu được phát hiện bằn ghi điện tâm đồ lưu động thường thấp hơn tần số được phát hiện trong lúc làm nghiệm pháp gắng sức gây ra tình trạng thiếu máu. Điều này cho thấy rằng co thắt động mạch vành đóng góp nhiều vào cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Người bị đái tháo đường là đối tượng có tỷ lệ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng khá cao. Các cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng, không xuất hiện các triệu chứng có thể xuất hiện ở các bệnh nhân bị bất kỳ một hội chứng thiếu máu cơ tim nào, cũng như có thể quan sát thấy ở các bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, hoặc nhứng người bị khó chịu ở ngực với một số cơn thiếu máu.
Người bệnh đái tháo đường có tỷ lệ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng khá cao (Nguồn: internet).
Tỉ lệ mắc thiếu máu cơ tim thầm lặng rất khó xác định nhưng vẫn có thể dựa vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành. Người bị mắc động mạch tvành thường gặp thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là một thành phần của cả hội chứng động mạch vành mãn tính và cấp tính. Chính vì vậy, nó có thể có cùng một mức độ lâm sàng quan trọng như thiếu máu cơ tim có xuất hiện triệu chứng. Những điểm quan trọng của nguy cơ gồm độ rộng và mức độ trầm trọng của thiếu máu, và nó không phụ thuộc vào việc tình trạng bệnh biểu hiện như thế nào và làm thế nào để phát hiện bệnh có ổn định hay không. Khi theo dõi điện tâm đồ có thể phát hiện ra thiếu máu cơ tim thầm lặng, từ đó bác sĩ có thể thay đổi phương pháp điều trị và giảm hoặc thậm chí loại trừ nguy cơ tử vong.
Phần lớn những loại thuốc và các phương pháp can thiệp làm giảm triệu chứng thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm thiếu máu cơ tim thầm lặng. Nitroglycerin là loại có hiệu quả cao, thuốc chẹn beta gia cảm cũng có hiệu quả tốt hơn thuốc chẹn kênh caxi. Song, thuốc chẹn kệnh caxi vẫn có thể có hiệu quả cao nhất trong phòng ngừa thiếu máu xuất hiện với tần số tim thấp hơn do sự co thắt động mạch vành. Với những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim do bệnh động mạch vàng, gánh nặng thiếu máu hoàn toàn là mục tiêu điều trị phù hợp hơn. Thiếu máu cơ tim nặng và kéo dài dù đã được điều trị bằng thuốc tối ưu cần xem xét khả năng nong, đặt stent động mạch vành.
Nhồi máu cơ tim là hậu quả của tắc mạch máu làm thiếu máu cục bộ kéo dài trên một diện cơ tim. Có khoảng 20% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không xuất hiện triệu chứng hoặc có những không phải triệu chứng điển hình.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng thường xuất hiện ở người cao tuổi, nữ giới, bệnh nhân đái tháo đường và những người sau phẫu thuật. Các bệnh nhân này thường xuất hiện những dấu hiệu như khó thở, suy tim ứ huyết. Việc điều trị bệnh tương tự phương pháp điều tị bệnh nhân có nguy cơ cao dù có đau hay không.